KIỂM TRA 45’ MÔN HÓA HỌC 10
NĂM HỌC 2018-2019
Họ và tên:………………………….
Lớp: 10A….. Đề 1
Điểm: | Lời phê: |
Câu 1: Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có thể giống nhau về:
A. Số proton B. Số nơtron C. Số electron D. Số hiệu nguyên tử.
Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố A có cấu hình elctrron ở phân lớp ngoài cùng là 3d6. Số hiệu nguyên tử của A là
A. 24 B. 20 C. 6 D. 26
Câu 3: Trong thí nghiệm tìm ra electron của nhà bác học Anh (Tôm Xơn). Khi tia âm cực (chứa dòng electron) đi vào giữa 2 bản điện cực mang điện tích trái dấu thì:
A. tia âm cực sẽ lệch về phía cực âm.
B. tia âm cực đi thẳng.
C. tia âm cực sẽ lệch về phía cực dương sau đó lệch về cực âm.
D. tia âm cực sẽ lệch về phía cực dương.
Câu 4: Các electron ở lớp K không có tính chất
A. Liên kết với các hạt nhân chặt chẽ nhất. B. Có số lượng electron tối đa là ít nhất.
C. Gần hạt nhân nhất. D. Có năng lượng cao nhất
Câu 5: Một nguyên tử M có 30 hạt mang điện và 16 hạt không mạng điện. Số khối của M
A. 15M B. 46M C. 31M D. 16M
Câu 6: Có hai đồng vị bền của cacbon, chúng khác nhau về
A. số hiệu nguyên tử B. số nơtron C. số proton D. cấu hình electron
Câu 7: Nguyên tố hoá học là những:
A. Nguyên tử có cùng số n B. Nguyên tử có cùng số khối.
C. Nguyên tử có cùng số p D. Nguyên tử có cùng p,n
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X và Y đều có phân lớp ngoài cùng là 3p. Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử này là 3. Vậy số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là:
A. 13 & 14 B. 7 & 9 C. 11 & 12 D. 5 & 6
Câu 9: Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào sau đây?
A. Nguyên tố f. B. Nguyên tố d C. Nguyên tố s D. Nguyên tố p
Câu 10: Nguyên tố A có Z=17 thuộc loại nguyên tố:
A. p B. s C. f D. d
Câu 11: Một nguyên tố X có 2 đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân nguyên tử X có 35p. Đồng vị thứ nhất có 44n. Số nơtron trong đồng vị 2 nhiều hơn đồng vị 1 là 2 hạt. Tính nguyên tử khối trung bình của X.
A. 82, 74 B. 79,92 C. 80, 4 D. 79, 28
Câu 12: Chỉ ra cấu hình electron nguyên tử viết đúng:
A. 1s22s22p63s23p64s2 (Z = 20). B. 1s22s22p63s23p63d6 (Z = 24)
C. 1s22s22p63s23p63d94s2 (Z = 29) D. 1s22s22p63s23p64s23d6 (Z = 26)
Câu 13: Câu nào sau đây sai
A. số proton = số electron
B. số điện tích hạt nhân = số proton =số electron
C. số điện tích hạt nhân = số proton = số hiệu nguyên tử
D. số điện tích hạt nhân = số proton + số electron
Câu 14: Ba nguyên tử X, Y, Z có số proton và số nơtron như sau.
X có 20p; 20n. Y có 18p; 22n. Z có 20p; 22n.
Cặp nguyên tử là đồng vị của nhau
A. Y, Z. B. X, Y, Z. C. X , Z. D. X, Y.
Câu 15: Nguyên tử có đường kính gấp 10.000 lần đường kính hạt nhân. Nếu ta phóng đại đường kính nguyên tử lên 100m thì đường kính hạt nhân là:
A. 0,1cm. B. 1cm. C. 10cm D. 1000km.
Câu 16: Nguyên tố A có tổng số hạt trong nguyên tử là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Số proton và số khối của A là:
A. 12 và 23. B. 11 và 12. C. 11 và 22. D. 11 và 23.
Câu 17: Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử có kí hiệu là.
A. 23. B. 11. C. 11+. D. 23+.
Câu 18: Một nguyên tử X có 8 proton; 8 nơtron; 8 electron. Nguyên tử là đồng vị của X
A. 8 proton; 9 nơtron; 9 electron. B. 8 proton; 9 nơtron; 8 electron.
C. 8 proton; 8 nơtron; 9 electron. D. 9 proton; 8 nơtron; 9 electron.
Câu 19: Nguyên tố X có kí hiệu nguyên tử là: . Số nơtron và số khối của X là:
A. 30 và 56. B. 56 và 30. C. 26 và 56. D. 56 và 26.
Câu 20: Một nguyên tử có tổng cộng 8e ở các phân lớp p. Số proton trong hạt nhân của nguyên tử đó là
A. 14 B. 11 C. 12 D. 13
Câu 21: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là:
A. 16 B. 8 C. 6 D. 14
Câu 22: Lớp electron M bão hoà khi lớp đó chứa
A. 18 electron B. 36 electron. C. 32 electron D. 8 electron
Câu 23: Nguyên tử X có Z = 24. Cấu hình electron của nguyên tử X là:
A. 1s22s22p63s23p63d6 B. 1s22s22p63s23p53d54s2 C. 1s22s22p63s23p63d54s1 D. 1s22s22p63s23p63d44s2
Câu 24: Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp N (n = 4) là
A. 45. B. 16 C. 40 D. 32
Câu 25: Cho các phát biểu sau đây:
1/ Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
2/ Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
3/ Phân lớp d chứa tối đa 6 electron.
4/ Số electron tối đa của lớp thứ n là 2n2.
5/ Lớp electron bão hòa là lớp electron chưa đủ số số electron tối đa.
Những phát biểu đúng là:
A. 1, 3, 5 B. 1, 2, 4. C. 2, 3, 5 D. 3, 4, 5
Câu 27: Cấu hình electron của các nguyên tử sau. 10Ne, 18Ar, 36Kr có đặc điểm chung là
A. số phân lớp electron bằng nhau B. số lớp electron bằng nhau
C. số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau D. số electron nguyên tử bằng nhau
Câu 28: Nguyên tử của nguyên tố X và Y đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số e ở hai phân lớp này là 3. Vậy tổng số hiệu nguyên tử của X và Y là
A. 11 B. 13 C. 16 D. 15
Câu 29: Nguyên tố A có Z=30 thuộc loại nguyên tố:
A. d B. f C. s D. p
Câu 30: Nguyên tố R có hai đồng vị là X, Y. Tỉ lệ số nguyên tử X và Y là 45/455. Tổng các loại hạt trong X bằng 32, nhiều hơn trong Y là 2 hạt. Xác định nguyên tử khối trung bình của R?
A. 19, 28 B. 22, 74 C. 20,18 D. 23, 4
----------- HẾT ----------
KIỂM TRA 45’ MÔN HÓA HỌC 10
NĂM HỌC 2018-2019
Họ và tên:………………………….
Lớp: 10A….. Đề 2
Điểm: | Lời phê: |
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X và Y đều có phân lớp ngoài cùng là 3p. Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử này là 3. Vậy tổng số hiệu nguyên tử của X và Y là
A. 27 B. 13 C. 15 D. 26
Câu 2: Chọn ý sai trong các phát biểu sau:
A. Khối lượng nguyên tử tập trung ở nhân.
B. Có 2 loại hạt cơ bản tạo nên nguyên tử là e và hạt nhân
C. Nhân chứa 2 loại hạt là p và n; còn vỏ chỉ chứa hạt e
D. Nguyên tử có cấu tạo gồm 2 phần là vỏ và nhân
Câu 3: Cấu hình electron của các nguyên tử sau. 10Ne, 18Ar, 36Kr có đặc điểm chung là
A. số phân lớp electron bằng nhau B. số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau
C. số electron nguyên tử bằng nhau D. số lớp electron bằng nhau
Câu 4: Trong thí nghiệm Rutherfor về sự tìm ra hạt nhân nguyên tử. Khi bắn tia a (mang điện tích dương) vào lá vàng hầu hết hạt a đi thẳng, vậy:
A. hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương.
B. hạt nhân nguyên tử có cấu tạo đặt khít.
C. hạt nhân chiếm khối lượng lớn so với toàn nguyên tử.
D. nguyên tử có cấu tạo rỗng.
Câu 5: Chọn định nghĩa đúng về đồng vị
A. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối.
C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và có cùng số khối.
D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, nhưng khác số nơtron.
Câu 6: Chọn ý đúng trong các phát biểu sau: (1). Hầu hết các nguyên tử, trong nhân đều chứa nơtron và proton
(2). Hạt nhân mang điện dương; còn nguyên tử trung hòa về điện.
(3). Số proton của nguyên tử luôn nhỏ hơn số e của nguyên tử đó.
A. 2, 3 B. 1, 2 C. 1, 2, 3 D. Chỉ có 1
Câu 7: Một nguyên tử có tổng cộng 7e ở các phân lớp p. Số proton trong hạt nhân của nguyên tử đó là
A. 11 B. 13 C. 12 D. 14
Câu 8: Nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e là 52 và số khối là 35. Cấu hình electron của X là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p64s2 3d105s2 4p3
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
Câu 9: Cấu hình e nào sau đây là đúng
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 4s1 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p7
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 4s2
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
1/ Đối với tất cả các nguyên tố, lớp electron ngoài cùng có tối đa là 8e.
2/ Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhận electron và thường là kim loại.
3/ Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhận electron và thường là phi kim.
4/ Các nguyên tử có 8 electron ở lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim. Các phát biểu đúng là:
A. 2, 4 B. 1, 3 C. 3, 4 D. 1, 2
Câu 11: Một nguyên tố X có 2 đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân nguyên tử X có 35p. Đồng vị thứ nhất có 44n. Số nơtron trong đồng vị 2 nhiều hơn đồng vị 1 là 2 hạt. Tính nguyên tử khối trung bình của X.
A. 82, 74 B. 80, 4 C. 79,92 D. 79, 28
Câu 13: Nguyên tử có đường kính gấp 10.000 lần đường kính hạt nhân. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 6cm thì đường kính nguyên tử sẽ là.
A. 60m. B. 600m. C. 6m. D. 12000m.
Câu 14: Cấu hình electron của nguyên tố Cu có Z = 29 là:
A. 1s22s22p63s23p63d104s1 B. 1s22s22p63s23p63d54s2
C. 1s22s22p63s23p63d7 D. 1s22s22p63s23p64s23d5
Câu 15: Nguyên tử Ni có 28 electron. Cấu hình electron của nguyên tử đó là
A. [Ar] 3d84s2 B. [Ar] 3d74s24p1 C. [Ar] 3d72s2 . D. [Ar] 3d94s1
Câu 16: Cacbon có 2 đồng vị là 612C, 613C. Oxi có 3 đồng vị là: 816O, 817O, 818O. Có thể có bao nhiêu loại phân tử khí CO2?
A. 10. B. 11. C. 9. D. 12.
Câu 17: Các đồng vị của một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi :
A. Số proton B. số electron ở vỏ C. số hiệu nguyên tử D. Số notron
Câu 18: Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 58. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào sau đây?
A. Nguyên tố f. B. Nguyên tố p C. Nguyên tố s D. Nguyên tố d
Câu 20: Hiđro có các đồng vị sau: 1H, 2H và oxi có các đồng vị: 16O, 17O, 18O. Có thể có bao nhiêu loại phân tử H2O?
A. 9. B. 10. C. 11. D. 12.
Câu 21: Nguyên tử của nguyên tố X và Y đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử này là 3. Vậy số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là:
A. 7 & 9 B. 5 & 6 C. 1 & 2 D. 7 & 8
Câu 22: Điện tích hạt nhân của nguyên tử có kí hiệu là.
A. 23+. B. 11. C. 11+. D. 23.
Câu 23: Ở phân lớp 3d có số electron tối đa là:
A. 10 B. 14. C. 18 D. 6
Câu 24: Nguyên tử Na(Z=11) bị mất đi 1e thì cấu hình e tương ứng của nó là.
A. 1s2 2s2 2p6 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 D. 1s2 2s2 2p6 3s1
Câu 25: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tử:
A. Số electron xung quanh hạt nhân đúng bằng số proton trong hạt nhân nên nguyên tử trung hòa về điện.
B. Nguyên tử có cấu tạo rỗng gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp electron xung quanh.
C. Khối lượng của nguyên tử hầu như tập trung ở lớp vỏ electron do hạt nhân có khối lượng không đáng kể.
D. Khối lượng của nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân do electron có khối lượng không đáng kể.
Câu 26: Nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp electron, lớp thứ 3 có 5 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là:
A. 14 B. 15 C. 16 D. 8
Câu 28: Những nguyên tử Ca, K, Ar có thể có cùng cùng:
A. số hiệu nguyên tử B. số e C. số khối D. số nơtron
Câu 29: Nguyên tố X có tổng số hạt trong nguyên tử là 28. Trong hạt nhân nguyên tử thì số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1.số khối và kí hiệu hóa học của X là:
A. 12 và 6C. B. 16 và 8O. C. 7 và 3Li. D. 19 và 9F.
Câu 30: Nguyên tố R có hai đồng vị là X, Y. Tỉ lệ số nguyên tử X và Y là 45/455. Tổng các loại hạt trong X bằng 32, nhiều hơn trong Y là 2 hạt. Xác định nguyên tử khối trung bình của R?
A. 20,18 B. 19, 28 C. 22, 74 D. 23, 4
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu 2 Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Hóa học 10 năm học 2018-2019 . Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.