Đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD 10 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Phú Bài

TRƯỜNG THPT PHÚ BÀI

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK1

Năm học: 2019 - 2020

Môn: GDCD 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là

A. tính khách quan.      B. tính di truyền.           C. tính chủ quan.          D. tính truyền thống.

Câu 2: Cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong lòng cái cũ. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?

A. Tính truyền thống.   B. Tính thời đại.            C. Tính khách quan.     D. Tính kế thừa.

Câu 3: Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ  là phủ định

A. biện chứng.               B. siêu hình.                   C. khách quan.              D. chủ quan.

Câu 4: Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là

A. nhận thức.                 B. thực tiễn.                   C. cải tạo.                       D. lao động.      

Câu 5: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng

A. xung đột nhau.         B. ngược chiều nhau.    C. trái ngược nhau.       D. khác hẵn nhau           .

Câu 6: Chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần là:

A. Thần linh.                  B. Các nhà khoa học.   C. Yếu tố tự nhiên.       D. Con người.

Câu 7: Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, lớp 10A có rất nhiều bạn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường  do địa phương phát động, nhưng còn một số bạn không muốn tham gia. Nếu là một thành viên của lớp 10A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Không tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học.

B. Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia.

C. Khuyên các bạn không nên tham gia.

D. Chế giễu những bạn tham gia.

Câu 8: Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian là hình thức vận động

A. cơ học.                        B. sinh học.                      C. hóa học.                      D. vật lý.

Câu 9: Câu tục ngữ nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?

A. Tức nước vỡ bờ.                                               B. Ăn cháo đá bát

C. Uống nước nhớ nguồn.                                    D. Sông lở cát bồi.

Câu 10: Khi mâu thuẫn được giải quyết thì có tác dụng như thế nào ?

A. Sự vật hiện tượng vận động.                           B. Sự vật hiện tượng mất đi.

C. Sự vật, hiện tượng phát triển.                         D. Sự vật, hiện tượng vẫn tồn tại.

Câu 11: Chủ thể nào dưới đây sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội ?

A. Con người.                                                         B. Các nhà khoa học.     

C. Thần linh.                                                          D. Người tối cổ.

Câu 12: Điều kiện để chất mới ra đời là gì?

A. Tăng lượng liên tục.                                         B. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép.

C. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút.                   D. Lượng biến đổi nhanh chóng.

Câu 13: Hiểu như thế nào là không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn triết học?

A. Tồn tại trong một chỉnh thể.                           B. Đấu tranh với nhau.

C. Làm tiền đề cho nhau.                                     D. Liên hệ với nhau.

Câu 14: Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?

A. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.

B. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.

C. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.

D. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.

Câu 15: Hiện tượng thủy triều là hình thức vận động nào dưới đây?

A. Cơ học.                      B. Vật lí.                         C. Sinh học.                   D. Hóa học.      

Câu 16: Những tri thức về Toán học đều bắt nguồn từ đâu?

A. Hành vi.                     B. Thực tiễn.                  C. Kinh nghiệm.            D. Thói quen.     

Câu 17: Con người là tác giả của các phát minh khoa học. Điều này thể hiện vai trò chủ thể lịch sử nào dưới đây của con người?

A. Sáng tạo nên các giá trị sống.                         B. Sáng tạo nên các giá trị nghệ thuật.

C. Sáng tạo nên các giá trị vật chất.                   D. Sáng tạo nên các giá trị tinh thần.

Câu 18: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất là hình thức vận động

A. vật lý.                          B. sinh học.                      C. hóa học.                      D. cơ học.

Câu 19: Chỉ có đem những tri thức mà con người thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tế mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện, thực tiễn là

A. mục đích của nhận thức.                                 B. cơ sở của nhận thức.

C. động lực của nhận thức.                                  D. tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 20: Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đễn chất đổi?

A. Mưa dầm thấm lâu.                                          B. Học thầy không tày học bạn.

C. Góp gió thành bão.                                          D. Ăn vóc học hay.

{-- xem tiếp nội dung Đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD 10 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Phú Bài ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD 10 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Phú Bài. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài kiểm tra sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?