SỞ GD&ĐT CÀ MAU TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN | KIỂM TRA 1 TIẾT HK1 - NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN ĐỊA LÍ 10 Thời gian làm bài: 45 phút; |
|
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 ĐIỂM)
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây không phải là kết quả tác động của nội lực?
A. Bóc mòn. B. Biển tiến. C. Uốn nếp. D. Đứt gãy.
Câu 2: Ở lục địa, biên độ nhiệt lớn hơn đại dương chủ yếu do
A. lượng mưa khác nhau. B. đặc điểm sinh vật.
C. tính chất bề mặt đệm. D. đặc điểm địa hình.
Câu 3: Tại sao lượng mưa trên Trái Đất thường có sự phân bố đối lập giữa hai bờ Đông – Tây lục địa?
A. Sự phân bố lục địa – đại dương. B. Hoạt động của các dòng biển.
C. Hoạt động của gió mùa. D. Sự phân bố các đai khí áp.
Câu 4: Đâu là nhân tố làm cho lượng mưa ở một khu vực trên Trái Đất tăng mạnh nhất?
A. Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động. B. Dòng biển nóng hoạt động.
C. Gió Tây ôn đới hoạt động. D. Gió mùa hoạt động.
Câu 5: Vận động của vỏ trái đất theo phương thẳng đứng thường xảy ra rất
A. chậm và trên một diện tích lớn. B. nhanh và trên một diện tích lớn.
C. chậm và trên một diện tích nhỏ. D. nhanh và trên một diện tích nhỏ.
Câu 6: Ở khu vực ôn đới, kiểu khí hậu ôn đới hải dương phân bố chủ yếu ở bờ tây của lục địa, nguyên nhân chính là do
A. tác động của gió mùa và gió địa phương.
B. tác động của các trung tâm áp thấp địa phương.
C. hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến.
D. tác động của dòng biển và gió Tây ôn đới.
Câu 7: Đâu là điểm giống nhau giữa gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới?
A. Hướng tây nam ở Bắc bán cầu. B. Nhìn chong khô, không mưa.
C. Hoạt động mạnh ở khu vực nội chí tuyến. D. Xuất phát từ áp cao chí tuyến.
Câu 8: Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng bao gồm vỏ Trái Đất và
A. lớp nhân ngoài. B. lớp nhân trong.
C. phần trên lớp Manti. D. tầng Manti dưới.
Câu 9: Trái Đất là vật thể rất lớn với bán kính là khoảng
A. 6370km. B. 5100km. C. 700km. D. 2900km.
Câu 10: Đâu không phải là nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng nhận được của một địa điểm trên Trái Đất?
A. Đặc điểm đai khí áp tồn tại. B. Độ lớn của góc nhập xạ.
C. Tính chất của bề mặt đệm. D. Thời gian chiếu sáng.
Câu 11: Sự khác nhau cơ bản về kết quả của vận động theo phương thẳng đứng so với vận động theo phương nằm ngang là
A. hình thành hẻm vực, thung lũng. B. hình thành lục địa, đại dương.
C. hình thành đứt gãy kiến tạo. D. hình thành địa lũy, địa hào.
Câu 12: Hiện tượng nào sau đây là kết quả vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng?
A. Biển thoái. B. Xâm thực. C. Uốn nếp. D. Đứt gãy.
Câu 13: Đây không phải là đặc điểm vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng?
A. Xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.
B. Nâng lên hoặc hạ xuống một bộ phận lục địa.
C. Sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.
D. Gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
Câu 14: Ở khu vực ôn đới, Nam bán cầu mưa nhiều hơn Bắc bán cầu là do
A. Nam bán cầu có diện tích đại dương lớn hơn.
B. áp thấp ôn đới Bắc bán cầu yếu hơn.
C. Nam bán cầu có diện tích rừng lớn hơn.
D. Bắc bán cầu chủ yếu là hoang mạc, sa mạc.
Câu 15: Dải hội tụ nội chí tuyến là mặt ngăn cách giữa khối khí
A. ôn đới và nhiệt đới. B. xích đạo nam và bắc bán cầu.
C. cực và khối khí ôn đới. D. nhiệt đới và xích đạo.
Câu 16: Hiện nay, phần lớn lãnh thổ Hà Lan nằm dưới mực nước biển nguyên nhân chủ yếu là do
A. hiện tượng uốn xếp. B. hiện tượng đứt gãy.
C. hiện tượng biển thoái. D. hiện tượng biển tiến.
Đáp án phần trắc nghiệm đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Địa lý lớp 10 năm 2019-2020
I. Phần đáp án câu trắc nghiệm:
Câu | 137 |
1 | A |
2 | C |
3 | B |
4 | A |
5 | A |
6 | D |
7 | D |
8 | C |
9 | A |
10 | A |
11 | B |
12 | A |
13 | D |
14 | A |
15 | B |
16 | D |
{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Địa lý lớp 10 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là nội dung Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Địa lý 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !