TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 HỌC KÌ 1 MÔN : VẬT LÝ 10 NĂM HỌC: 2019-2020 Thời gian làm bài: 45 phút | |
Họ, tên thí sinh:................................................................... Lớp: 10..... |
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Lực hướng tâm tác dụng lên vật chuyển động tròn đều là:
A. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật. B. Lực đàn hồi tác dụng lên vật.
C. Lực ma sát tác dụng lên vật. D. Lực hấp dẫn của trái đất tác dụng lên vật.
Câu 2 : Lực hấp dẫn của hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào trái đất có độ lớn :
A. Bằng trọng lượng của hòn đá. B. Lớn hơn trọng của hòn đá.
C. Nhỏ hơn trọng của hòn đá. D. Bằng không
Câu 3 : Một vật rơi tự do đi được 10m cuối cùng của quãng đường trong khoảng thời gian 0,25s. Cho g = 9,8m/s2. Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất gần giá trị nào sau đây nhất?
A. 41 m/s. B. 44 m/s.
C. 38 m/s. D. 47 m/s.
Câu 4 : Một đồng hồ treo tường đang hoạt động bình thường có kim phút dài gấp 1,5 lần kim giờ. Tốc độ dài của đầu kim phút so với tốc độ dài của đầu kim giờ là:
A. \(\frac{{{v_{ph}}}}{{{v_h}}} = 18\) B. \(\frac{{{v_{ph}}}}{{{v_h}}} = 10\)
C. \(\frac{{{v_{ph}}}}{{{v_h}}} = 12\). D. \(\frac{{{v_{ph}}}}{{{v_h}}} = 16\)
Câu 5 : Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 125m xuống đất. Cho g = 10m/s2. Thời gian vật đó rơi từ 25m cho đến khi vừa chạm đất là:
A. \(t \approx 0,528s\) B. \(t \approx 0,45s\)
C. \(t \approx 0,55s\) D. t=1s
Câu 6 :Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 600N. Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 600N.
A. α = 0° B. α = 90° C. α = 180° D. 120°
Câu 7: Một xe ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc 90 km/h. Quãng đường vật đi được sau 10s là
A. 25 m B. 90 m
C. 900 m D. 250 m
Câu 8: Trong các đồ thị sau, đồ thị nào là đồ thị tọa độ - thời gian của vật chuyển động thẳng đều đi qua gốc tọa độ:
A. Đồ thị I. B. Đồ thị II. C. Đồ thị III. D. Đồ thị IV.
Câu 9: Câu nào sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì.
A. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
C. gia tốc là đại lượng không đổi.
D. quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.
Câu 10: Một vật chuyển động có phương trình: \(x = 10 - 20t - 2{t^2}(m;s)\), khi vật có tọa độ bằng không, vận tốc nhận giá tri
A. \(4\sqrt {30} m/s\) B. \(-4\sqrt {30} m/s\)
C. \(60m/s\) D. \(-60m/s\)
Câu 11: Một ô tô đang chạy với vận tốc 15 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe giảm ga cho ôtô chạy chậm dần đều. Sau 15s ôtô dừng lại.Vận tốc của ôtô sau 5 s kể từ khi giảm ga :
A. -10 m/s B. 10 m/s C. 20 m/s D. -14,5 m/s
Câu 12: Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 10m xuống mặt đất, gia tốc rơi tự do \(g = 10m/{s^2}\) . Vận tốc của giọt nước khi chạm đất là.
A. 14.14m/s B. 1.4m/s C. 200m/s D. 100m/s
Câu 13: Vận tốc của một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox cho bởi hệ thức: v = 10 – 2t (m/s) .Tốc độ trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian từ t1 = 2s đến t2 = 4s là:
A. 2m/s. B. 4m/s.
C. 1m/s. D. 3m/s.
Câu 14: Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc có:
A. phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.
B. có độ lớn thay đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
C. có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo tại mỗi điểm.
D. có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với bán kính của quỹ đạo tại mỗi điểm.
Câu 15: Bán kính vành ngoài của một bánh xe ôtô là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10m/s. Tốc độ góc của một điểm trên vành ngoài xe là :
A. 10 rad/s. B. 20 rad/s. C. 30 rad /s. D. 40 rad/s.
Câu 16-. Chọn câu trả lời đúng Một vật khối lượng 50kg đặt trên mặt sàn nằm ngang .Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là 0,2 .Vật được kéo đi bởi một lực 200N .Tính gia tốc và quãng đường đi được sau 2 s.Lấy g =10m/s2:
A. 2 m/s2 ,3,5m B. 2 m/s2 , 4 m C. 2,5 m/s2 ,4m D. 2,5 m/s2 ,3,5m
Câu 17. Một vật khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 18km/h thì bắt đầu chịu tác dụng của lực 4N theo chiều chuyển động .(bỏ qua ma sát).Tìm đoạn đường vật đi được trong 10s :
A. 120m B. 160m C. 150m D. 175m
Câu 18. Chọn câu trả lời đúng về tính chất của lực ma sát trượt
A.Lực ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc giữa hai vật
B. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất mặt tiếp xúc giữa hai vật
C.Lực ma sát trượt không phụ thuộc lực nén tác dụng lên mặt tiếp xúc giữa hai vật
D.Đối với hai vật cụ thể tiếp xúc với nhau ,lực ma sát nghỉ luôn lớn hơn lực ma sát trượt
Câu 19.Chọn câu trả lời đúng : Một lò xo có độ cứng k = 200N/m ,lấy g = 10m/s2, để nó dãn ra 10cm thì phải treo vào nó một vật có khối lượng là :
A. 200g B.40kg C.2kg D.20g
Câu 20-. Khối lượng của một vật:
A. luôn tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật. B. luôn tỉ lệ nghịch với gia tốc mà vật thu được.
C. là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. D. không phụ thuộc vào thể tích của vật.
II-Tự luận
Câu 1- Lúc 7h có hai chiếc xe chuyển động cùng chiều nhau từ hai vị trí A và B cách nhau 400 m.
– Xe thứ nhất chuyển động nhanh dần đều qua A với vận tốc 36km/h để đi về B. Sau 10s xe đi được quảng đường là 200m
– Xe thứ hai ở B chuyển động với vận tốc không đổi 72 km/h.
Chọn A là gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc 7h.
a. Tính gia tốc của xe thứ nhất.
b. Quãng đường xe thứ nhất đi được khi vận tốc tăng từ đến
c. Viết phương trình chuyển động của hai xe.
d. Tìm vị trí và vận tốc khi 2 xe gặp nhau.
Câu 2 Một quả bóng có khối lượng 0,2kg bay với tốc độ 25m/s đến đập vuông góc tường rồi bật ngược trở lại theo phương cũ với tốc độ 15m/s. Khoảng thời gian va chạm 0,05s. Coi lực này là không đổi trong suốt thời gian tác dụng. Lực của tường tác dụng lên quả bóng có độ lớn ?
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 HK1 môn Vật lý 10 năm 2019-2020 trường THPT Nguyễn Văn Cừ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.