TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHU VĂN AN | KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 MÔN THI: VẬT LÝ LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút ( đề thi có 4 trang ) |
Họ tên học sinh: ...........................................................................
Lớp:………
ĐỀ THI SỐ 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM) : Hãy khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng
Câu 1: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì luôn có biểu thức:
A. a < 0. B. av > 0.
C. av < 0. D. vo > 0.
Câu 2: Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Chọn trục toạ độ ox có phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một khoảng OA = x0 . Phương trình chuyển động của vật là:
A. \(x = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\) . B. x = x0 +vt.
C. \(x = {x_0} + {v_0}t - \frac{1}{2}a{t^2}\) D. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)
Câu 3: Tại một nơi ở gần mặt đất, bỏ qua mọi lực cản thì
A. Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. B. Vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng.
C. Vật nặng và vật nhẹ rơi như nhau. D. Các vật rơi với vận tốc không đổi.
Câu 4: Một chất điểm chuyển động tròn đều trên quỹ đạo tròn bán kính 1,2 m. Trong 1 giây nó quay được 4 vòng. Chu kì và tốc độ dài của nó là:
A. 0,15 s; 30 m/s. B . 0,25 s; 25 m/s.
C. 0,15 s; 25 m/s. D. 0,25 s; 30 m/s
Câu 5: Một hành khách ngồi trên toa tàu A, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu B bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Nếu lấy vật mốc là nhà ga thì
A. Cả hai tàu đều đứng yên. B. Tàu B đứng yên, tàu A chạy.
C. Tàu A đứng yên, tàu B chạy. D. Cả hai tàu đều chạy.
Câu 6: Một vật khối lượng m = 500 g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là m = 0,3. Vật bắt đầu được kéo bằng một lực F = 3,0 N có phương nằm ngang; Lấy g = 9,8 m/s2, gia tốc của vật gần giá trị nào nhất trong các giá trị sau:
A.1,0 m/s2. B.2,1 m/s2.
C.3,1 m/s2. D.4,1 m/s2.
Câu 7: Một vật khối lượng m = 400 g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là m = 0,3. Vật bắt đầu được kéo bằng một lực F = 2, 0 N có phương nằm ngang; Lấy g = 9,8 m/s2, quãng đường vật đi được sau 2 s là
A.41,2 m. B.42 m. C.4,2 m. D.4,12 m.
Câu 8: Lực hấp dẫn giữa hai vật chỉ đáng kể khi các vật có :
A. thể tích rất lớn B. khối lượng rất lớn
C. dạng hình cầu D. khối lượng riêng rất lớn
Câu 9: Dụng cụ nào sau đây không phải ứng dụng của lực đàn hồi
A. Cung tên B. Bút bi bấm
C. Cân bàn D. Compa
Câu 10: Phép phân tích lực là phép
A. thay thế một lực bằng một lực khác B. thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực thành phần
C. thay thế nhiều lực bằng một lực duy nhất D. thay thế các vectơ lực bằng vectơ gia tốc
Câu 12: Một xe đua chạy qua cua ngang, bán kính R. Vận tốc xe không đổi. Lực đóng vai trò là lực hướng tâm lúc này là
A. lực đẩy của động cơ. B. lực hãm.
C. lực ma sát nghỉ. D. lực của vô – lăng.
II. PHẦN TỰ LUẬN(4 ĐIỂM)
Bài 1: Lúc 6h một xe máy và một ô tô chuyển động thẳng đều, ngược chiều khởi hành từ vị trí A và B cách nhau đoạn 40,5km. Cho vận tốc xe máy là 27km/h và vận tốc ô tô là 54km/h
a. Tính quãng đường xe máy đi được sau 4 phút
b. Xác định thời điểm, vị trí hai xe gặp nhau
Bài 2: Một vật có khối lượng 6kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F = 30N. Lấy g = 10 m/s2. Hãy tính gia tốc của vật trong hai trường hợp
a. Bỏ qua ma sát.
b. Có hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,4.
c. Trong trường hợp có ma sát, sau khi vật chuyển động 2s thì ngừng tác dụng lực F. Tính quãng đường vật đi được từ khi chuyển động đến khi dừng hẳn.
--------Hết--------
ĐỀ THI SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM) : Hãy khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng
Câu 1: Chọn câu sai. Chuyển động thẳng biến đổi đều
A. có gia tốc không đổi.
B. có vận tốc thay đổi đều đặn.
C. gồm chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều.
D. có tọa độ thay đổi đều đặn.
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng. Trong chuyển động thẳng đều của một vât:
A. Vận tốc trung bình bao giờ cũng bằng vận tốc tức thời
B. Vận tốc trung bình bao giờ cũng lớn hơn vận tốc tức thời.
C. Vận tốc trung bình bao giờ cũng nhỏ hơn vận tốc tức thời.
D. Không có cơ sở để kết luận.
Câu 3: Chuyển động của vật sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi
A. Một mẫu phấn. B. Một quyển vở.
C. Một chiếc lá. D. Một sợi chỉ.
Câu 4: Một xe máy chuyển động trên cung tròn bán kính 200 m với vận tốc không đổi là 36 km/h. Gia tốc hướng tâm của xe có giá trị
A. 6,48 m/s² B. 0,90 m/s²
C. 0,50 m/s² D. 0,18 m/s²
Câu 5: Một xuồng máy chạy xuôi dòng từ A đến B mất 2h. A cách B 18km. Nước chảy với tốc độ 3km/h. Vận tốc của xuồng máy đối với nước là
A. 6 km/h B. 9 km/h C. 12 km/h D. 4 km/h
Câu 6: Một vật khối lượng m = 400 g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là m = 0,3. Vật bắt đầu được kéo bằng một lực F = 2,0 N có phương nằm ngang; Lấy g = 9,8 m/s2, gia tốc của vật là
A.1,04 m/s2. B.2,06 m/s2.
C.3,06 m/s2. D.4,01 m/s2.
Câu 7: Một vật khối lượng m = 400 g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là m = 0,3. Vật bắt đầu được kéo bằng một lực F = 2,0 N có phương nằm ngang; Lấy g = 9,8 m/s2, quãng đường vật đi được sau 1 s là
A.1,03 m. B.2,04 m. C.3,02 m. D.4,01 m.
Câu 8: Điều nào sau đây là sai khi nói về trọng lực ?
A. Trọng lực được xác định bởi biểu thức P= mg
B. trọng lực tác dụng lên vật thay đổi theo vị trí của vật trên trái đất
C. trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của chúng
D. trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật
Câu 9: Phép tổng hợp lực là phép
A. thay thế một lực bằng một lực khác B. thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực thành phần
C. thay thế nhiều lực bằng một lực duy nhất D. thay thế các vectơ lực bằng vectơ gia tốc
Câu 11: Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích:
A. tăng lực ma sát.
B. giới hạn vận tốc của xe.
C. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường.
D. giảm lực ma sát.
Câu 12: Hoạt động nào sau đây không có ứng dụng của lực đàn hồi
A. Dùng sào bật nhảy cao B. Dùng dây cao su để buộc
C. Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ D. Dùng cân để đo khối lượng
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 ĐIỂM)
...
---Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 các bạn vui lòng xem trực tuyến hoặc tải file về máy---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Vật lý 10 năm 2019-2020 trường THPT Chu Văn An. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Chúc các em học tốt!