TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ (ĐỀ CHÍNH THỨC) | ĐỀ KIỂM TRA - NĂM HỌC: 2019-2020 MÔN TOÁN - KHỐI 10 (Thời gian làm bài 45 phút) |
MÃ ĐỀ: 879
I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm)
Câu 1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(A\left( { - 5;2} \right),B\left( {10;8} \right).\) Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow {AB} .\)
A. (15;6) B. (5;10) C. (5;6) D. (- 50;16)
Câu 2. Cho tam giác ABC, gọi I là trung điểm AB, G là trọng tâm tam giác. Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
A. \(\overrightarrow {IG} = \frac{1}{4}\overrightarrow {AC} - \frac{1}{4}\overrightarrow {BG} .\) B. \(\overrightarrow {IG} = \frac{3}{4}\overrightarrow {AC} + \frac{1}{4}\overrightarrow {BG} .\)
C. \(\overrightarrow {IG} = \frac{3}{4}\overrightarrow {AC} - \frac{1}{4}\overrightarrow {BG} .\) D. \(\overrightarrow {IG} = \frac{1}{4}\overrightarrow {AC} + \frac{1}{4}\overrightarrow {BG} .\)
Câu 3. Trong mặt phẳng tọa độ cho tam giác ABC biết điểm A(1;-2), B(2; 5). Tìm tọa độ véc tơ \(\overrightarrow {CA} - \overrightarrow {CB} \) bằng bao nhiêu?
A. (-1;-7) B. (1;7) C. (-1;3) D. (3;3)
Câu 4. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(\vec a = 3\vec j - 2\vec i.\) Tìm tọa độ của vectơ \(\vec a\)
A. (3;-2) B. (-2;3) C. (2;3) D. (3;2)
Câu 5. Cho tam giác ABC. Hỏi bao nhiêu vectơ (khác vectơ-không) mà có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh của tam giác.
A. 3. B. 6. C. 9. D. 4.
Câu 6. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(A\left( {2; - 3} \right),B\left( {4;7} \right).\) Tìm tọa độ trung điểm I của đoạn thẳng AB
A. (2;10) B. (3;2) C. (6;4) D. (8;-21)
Câu 7. Cho ba điểm A, B, C phân biệt. Tính \(\overrightarrow u = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {AC} .\)
A. \(\overrightarrow u = 2\overrightarrow {AC} .\) . B. \(\overrightarrow u = \overrightarrow 0 .\) C. \(u = 2\overrightarrow {CA} .\) . D. \(\overrightarrow u = \overrightarrow {AC} \) .
Câu 8. Cho hình vuông ABCD có độ dài cạnh 3cm. Giá trị của \(\left| {\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BD} } \right|\) là bao nhiêu?
A. \(6\sqrt 2 \) cm. B. 6 cm. C. 12 cm. D. \(12\sqrt 2 \) cm.
Câu 9. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(A\left( { - \frac{1}{2};9} \right).\) Gọi M, N lần lượt là điểm đối xứng của qua trục Ox, trục Oy. Tìm tọa độ điểm D thỏa \(\overrightarrow {DA} + \overrightarrow {DM} + \overrightarrow {DN} = \overrightarrow 0 \).
A. \(D\left( {\frac{1}{2}; - 9} \right).\) B. \(D\left( { - \frac{1}{6};3} \right).\)
C. \(D\left( {\frac{1}{6}; - 3} \right).\) D. \(D\left( { - \frac{1}{2}; - 9} \right).\)
Câu 10. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(A\left( {2; - 3} \right),B\left( {4;7} \right),C(1;5).\) Tìm tọa độ trọng tâm G của \(\Delta ABC.\)
A. (7;9) B. (7;15) C. \(\left( {\frac{7}{3};3} \right).\) D. \(\left( {\frac{7}{3};5} \right).\)
{-- xem đầy đủ nội dung Đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 Hình học 10 năm học 2019 - 2020 có đáp án của Trường THPT Lương Văn Cù ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 Hình học 10 năm học 2019 - 2020 có đáp án của Trường THPT Lương Văn Cù. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề kiểm tra các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề kiểm tra này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài kiểm tra sắp tới.