Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2019 Trường THPT Bến Tre

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT BẾN TRE

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT- HỌC KỲ II

MÔN : GDCD 12

Năm học 2018-2019

 

Họ và tên………………………………………………………………..Lớp……………………..

 

Câu 1. Không ai bị bắt nếu

A. không có sự phê chuẩn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

B. không có sự  chứng kiến của đại diện gia đình  bị can bị cáo.

C. không có phê chuẩn của Viện kiểm sát trừ phạm tội quả tang.

D. không có sự đồng ý của các tổ chức xã hội.

Câu 2. Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử gọi là   

A. bị hại.                 B. bị cáo.                     C. bị can.                     D. bị kết án.

Câu 3. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?     

A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.                                      

D. Bị nghi ngờ phạm tội.

Câu 4. Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.

C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 5. Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là để

A. tránh hành vi tùy tiện, lạm dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.

B. tránh hành vi tùy ý, lợi dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.

C. tránh hành vi cố ý, lợi dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.

D. tránh hành vi vi phạm, lợi dụng quyền hạn  của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.

Câu 6. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc về quyền

A. bí mật của công dân.                                                                      B. bí mật của công chức.

C. bí mật của nhà nước.                                                                      D. bí mật đời tư.

Câu 7. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề

A. chính trị, kinh tế, đời sống của cá nhân.                            B. chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

C. thời sự, văn hóa, xã hội của công dân.                               D. kinh tế, xã hội, thời sự địa phương.

Câu 8. Hành vi tự ý vào nhà của người khác là xâm phạm

A. quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.                                       

B. quyền tự  do về nơi ở, nơi cư trú của công dân.

C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

Câu 9: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc

A. tôn trọng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

B. phổ thông, công khai, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

C. tôn trọng, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín.

D. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Câu 10: Ai được quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội?

A. Mọi công dân.                                                                   

B. Cán bộ, công chức.

C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.                                              

D. Đại biểu Quốc hội.

Câu 11: Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân?

  A. Quyền tự do ngôn luận.                                                   B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

  C. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.                  D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 12. Mục đích của quyền khiếu nại nhằm

A. chia sẻ thiệt hại của người khiếu nại.

B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

C. phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật

D. ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 13.  Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của CD là quyền

A. cơ bản.

B. tự do.

C. quyết định.                                                                                                                        

D. quan trọng.

Câu 14.  Pháp luật quy định quyền sáng tạo của công dân bao gồm

A. quyền tác giả, quyền sơ hữu công nghiệp, quyền hoạy động khoa học.

B. quyền sơ hữu công nghiệp, quyền hoạy động khoa học, công nghệ.

C. quyền tác giả, quyền hoạt động khoa học công nghệ.

D. quyền tác giả, quyền sơ hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học công nghệ.

Câu 15: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây thể hiện quyền được phát triển của công dân?

A. Công dân được sống trong môi trường xã hội lành mạnh.

B. Công dân được sống trong môi trường tự nhiên có lợi.

C. Công dân được sống trong môi trường tự nhiên, xã hội lành mạnh.

D. Công dân được sống trong môi trường tự nhiên và xã hội có lợi.

Câu 16. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?

A. Quyền được sáng tạo.                                                                                B. Quyền được học tập.

C. Quyền được phát triển.                                                                              D. Quyền tác giả.

Câu 17. Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can,bị cáo để tạm giam?

A.Viện kiểm sát nhân dân các cấp.                                                     B.Cơ quan điều tra các cấp.

C.Tòa án nhân dân các cấp.                                                                D. Ủy ban nhân dân.

Câu 18. Ý kiến nào là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.   

B. Được phát biểu ở bất cứ nơi nào mình muốn.

C. Được tự do tuyệt đối trong phát biểu ý kiến.       

D. Được tùy ý gặp bất cứ ai để phỏng vấn.

Câu 19. Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?

A.  Người đang thi hành án phạt tù.                           B.  Người đang điều trị ở bệnh viện.

C.  Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.         D.  Người đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.

Câu 20. Pháp luật quy định về điều kiện tự ứng cử vào quốc hội và hội

đồng  nhân dân các cấp là

A. mọi công dân đủ 18 tuổi kh ông vi phạm pháp luật.

B. mọi công dân đủ 18 tuổi , có năng  lực và  tín nhiệm với cử tri.

C. mọi công dân đủ 21 tuổi , có năng  lực và  tín nhiệm với cử tri.

D. mọi công dân  đủ 21 tuổi , có năng lực và không vi phạm luật.

Câu 21. Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là biểu hiện quyền 

A. ứng cử.                                                       B. bầu cử.

C. tố cáo.                                                         D. khiếu nại.  

Câu 22.  Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân nhằm

A. đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

B. đáp ứng nguồn nhân lực cho quốc gia.

C. đáp ứng  nhu cầu học tập và thực hiện công bằng xã hội.

D. đáp ứng nguồn lao động cho đất nước.

Câu 23. Công dân có thể học hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung, học ban ngày hay buổi tối là

A. quyền học tập không hạn chế.

B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 24.  Phát hiện, tìm tòi các hiện tương, sự vật trong tự nhiên và xã hội của con người là hoạt động

A. nghiên cứu khoa học.                                                                                                        

B. hưởng thụ đời sống.

C. học tập thường xuyên.                                                                                                      

D. phát triển năng khiếu.

Câu 25. Anh A thấy anh B đang vào nhà hàng xóm trộm tài sản, anh A có quyền gì sau đây?

A. Bắt anh B và giam giữ tại nhà riêng.                                

B. Bắt anh B giao cho người hàng xóm hành hạ.

C. Bắt anh B giao cho Ủy ban nhân dân gần nhất.

D. Đánh anh B buộc A trả lại tài sản cho người hàng xóm.

Câu 26. Đi xe máy vượt đèn đỏ dẫn đến gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.             

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. bược pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 27. A 16 tuổi, cha mẹ A thường xuyên kiểm tra điện thoại và xem nhật  ký của A. Nếu là A em sẽ làm gì trong tình huống này?

A. Giận và không nói chuyện với cha mẹ.                             

B. Xem điện thoại của cha mẹ cho hả giận.               

C. Nói chuyện với cha mẹ, mong cha mẹ tôn trọng quyền riêng tư của mình.

D. Kể chuyện này cho người khác biết.

Câu 28. Nguyễn Văn B vì ghen ghét Lê Văn N nên tung tin là anh N hay trộm vặt đồ hàng xóm, hành vi của B đã xâm phạm đến

A. lòng tự ái của N.                                                    B. nhân cách của N.

C. nhân phẩm và danh dự của N.                               D. hạnh phúc gia đình của N.

Câu 29:  Ông David đủ 20 tuổi là người Mỹ, lập gia đình và nhập quốc tịch Việt Nam được 1 tháng. Vậy ông David

A. có quyền bầu cử.                                                    B.  có quyền ứng cử.

C. không được bầu cử.                                               D. không được ứng cử.

Câu 30: Hằng năm, một số luật được bổ sung và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Theo em, ai có quyền tham gia đóng góp?

A. Người có thẩm quyền.                                           B. Nhà nứơc.

C. Mọi công dân.                                                        D. Người làm luật.

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2019 Trường THPT Bến Tre. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?