Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Sinh học 7 có đáp án trường THCS Phổ Thạnh

TRƯỜNG THCS PHỔ THẠNH      

Tên HS……………………………

Lớp: 7/…………….

         Thứ       ngày       tháng   11   năm  2018

                        Bài kiểm tra 45 phút

                         Môn : Sinh học 7

Điểm

 

Lời phê của cô giáo

 

 

A/ Trắc nghiệm (4,0 điểm)

I. Hãy khoanh tròn vào phương án đúng nhất (A,B,C hoặc D) trong các câu sau đây.

.Câu 1. Trùng roi xanh giống thực vật ở chổ:

 A.   Cơ thể đa bào.                                           B.   Cơ thể đơn bào.

 C.   Có diệp lục.                                          D.  Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng                   

Câu 2. Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể qua con đường:

A. da.                      B. muỗi đốt.                  C. ăn uống.              D.  máu.

Câu 3.  Sán lá gan có đặc điểm:

 A.   Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên.                     B.  Cơ thể dẹp, không đối xứng.

 C.   Cơ thể tròn dài, đối xứng 2 bên.           C.  Cơ thể tròn dài, phân nhiều đốt..               

Câu 4 . Ống tiêu hóa của sán lá gan có cấu tạo:

 A. Dạng thẳng, chưa có hậu môn.               B. Dạng thẳng, có hậu môn.    

 C. Dạng phân nhánh,chưa có hậu môn.       D. Dạng phân nhánh,có hậu môn.                                                       

II. Hãy khoanh tròn vào những những phương án đúng (A,B,C,D) trong các câu sau đây.

Câu 5.  Động vật nguyên sinh là những động vật có kích thước …………..cấu tạo ……………… xuất hiện sớm nhất trên hành tinh, nhưng khoa học lại phát hiện chúng tương đối muộn.

  Cụm từ cần điền:

 A.   lớn.                       B.  hiển vi.                    C.   chỉ gồm một tế bào.    D.  gồm nhiều tế bào.    

Câu 6.    Đặc điểm nào đúng khi nói về tập đoàn trùng roi ?

 A.  Gồm nhiều tế bào có hai roi liên kết lại như mạng lưới.

 B.  Là động  vật đa bào đầu tiên.

 C.  Dù nhiều tế bào song chúng chỉ là nhóm đông vật đơn bào.

 D.  Di chuyển vừa tiến vừa xoay.

Câu 7. Các động vật của ngành giun đốt hô hấp bằng :

  A. Phổi.                  B.   Da.                         C. Tim                                D.   Mang

Câu 8  Đặc điểm của giun đũa thích nghi với lối sống kí sinh:

  1. Có vỏ cuticun bao bọc.
  2. Hầu khỏe, ống tiêu hóa thẳng, tiêu hóa nhanh và nhiều.
  3. Đẻ nhiều trứng. có khả năng phát tán rộng.
  4. Giác bám phát triển.

B. Tự luận  (6,0 điểm):

Câu 1. (2.0 điểm)  Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất mà em quan sát được. Giải thích vì sao mưa nhiều, giun đất thường chui lên khỏi mặt đất?

Câu 2. (2,0 điểm)

a. Hãy nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang?  Kể tên các loài đại diện.

b.  Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành ruột khoang cần sử dụng những phương tiện gì?

Câu 3  (1,5 điểm) Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người.  trình bày biện pháp phòng tránh bệnh giun đũa kí sinh ở người.                                                      

Câu 4 . (0,5 điểm)  Đặc điểm nào của sán dây thích nghi với lối sống kí sinh ?

                                   

BÀI LÀM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………

Trường THCS phổ Thạnh 

Tổ tự nhiên

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TIẾT  18

MÔN SINH 7  

 Năm học 2018 - 2019

                                                            

ITrắc nghiệm ( 4,0 đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

C

A

C

  B, C

A,   C                        

B    D 

A ,B.C   

 Câu 1,2,3,4 mỗi phương án đúng được 0,5 điểm, riêng câu 7, 8, 9,10 mỗi phương án đúng  0.25, mỗi phương án sai - 0,25đ. (riêng câu 8 đúng 1 hoặc 2 phương án cũng được 0,25 đ, tối đa cho câu nầy cũng chỉ 0,5 đ)

 II/  Tự luận ( 6,0 đ)

Câu

Đáp án

Thang điểm

Câu1

 

(2,0 đ)

*  Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất:

  • Cơ thể tròn dài,phân nhiều đốt, mỗi đốt có vành tơ.
  • Da trần và nhầy.

-    Có đai sinh dục và lỗ sinh dục ở mặt bụng.                    

*  Khi mưa nhiều giun đất thường chui lên khỏi mặt đất: để hô hấp, vì đất ngập nước giun không thể hô hấp được sẽ chết.

 

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

 

0,5 đ

Câu 2

 

(2,0 đ)

*  Đặc điểm chung của ruột khoang.

-    Cơ thể có đối xứng tỏa tròn                              

-  Ruột dạng túi                                            

- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào      

-  Có tế bào gai tự vệ và tấn công                

-  Dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng.              

 -  Đại diện : thủy tức, sưá , san hô….

*  Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành ruột khoang phải dùng dụng cụ thu lượm như: vợt, kéo nẹp, phanh. Nếu dùng tay, phải mang găng tay dày, hoặc mặc đồ bơi dày khi lặng sâu để khai thác san hô.

 

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

 

0,5 đ

 

 

Câu 3

 

(1.5 đ)

*  Tác hại của giun đũa

  - Lấy tranh chất dinh dưỡng của vật chủ.

  -  Gây tắt ruôt, tắt ống dẫn mật.

  - Tiết ra độc tố gây bệnh.

* Biện pháp phòng tránh.

       -   Giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ, đi tiêu đúng chỗ, trừ diệt ruồi nhặng, không dùng phân tươi để bón rau.     

       -  Ăn uống hơp vệ sinh:  thức ăn được rử sạch nấu chín , đậy kĩ. không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài                  

         - Tẩy giun theo định kì  

 

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

 

 

0, 25 đ

 

0,25 đ

 

0,25 đ

Câu 4

 

(0,5 đ)

*  Đặc điểm của sán dây thích nghi với lối sống kí sinh

-  Cơ quan bám phát triển (có giác bám, và một số móc bám).

     -  Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu các chất dinh dưỡng có sắn ở ruột người qua thành cơ thể nên rất hiệu quả.

 

0,25 đ

 

0,25 đ

 

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Sinh học 7 có đáp án trường THCS Phổ Thạnh. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong học tập

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?