ĐỀ BÀI:
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN | KIỂM TRA MỘT TIẾT HKI - NĂM HỌC 2017-2018 |
Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .SBD: . . . . . . . . .Lớp: 10
Câu 1. Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội là:
A. vận động B. phát triển C. đấu tranh D. mâu thuẫn
Câu 2. Để người ta phân chia thành thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm Dựa trên cơ sởcách giải quyết:
A. mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học B. vấn đề cơ bản của triết học
C. mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học D. mối quan hệ vấn đề cơ bản của triết học
Câu 3. Khi mâu thuẫn được giải quyết thì có tác dụng sự vật, hiện tượng:
A. vận động phát triển
B. vẫn tồn tại.
C. có sự chuyển biến tích cực
D. tự mất đi và được thay thế bằng một sự vật, hiện tượng khác
Câu 4. Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó và phân biệt nó với cái khác là:
A. Điểm nút B. Chất C. Lượng D. Độ
Câu 5. Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì:
A. Chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng
B. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
C. Cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ
D. Lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng
Câu 6. Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động:
A. vật lý B. hoá học C. cơ học D. xã hội
Câu 7. Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động:
A. cơ học B. sinh học C. vật lý D. hoá học
Câu 8. Dân gian có câu "Góp gió thành bão", câu nói đó thể hiện quan niệm gì?
A. Lượng của sự vật thay đổi. B. Tích lũy về lượng để thay đổi về chất.
C. Nhiều cái nhỏ sẽ thành một cái to. D. Chất của sự vật thay đổi
Câu 9. Hiện tượng thuỷ triều là hình thức vận động:
A. cơ học B. sinh học C. hoá học D. vật lý
Câu 10. Quan niệm cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn vật, muôn loài thuộc thế giới quan của trường phái triết học:
A. Duy tâm B. Duy vật C. Nguyên tử luận D. Nhị nguyên luận
Câu 11. Để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta căn cứ vào:
A. Việc con người nhận thức thế giới như thế nào
B. Việc con người có nhận thức được thế giới hay không
C. Quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.
D. Vấn đề coi trọng lợi ích vật chất hay coi trọng yếu tố tinh thần
Câu 12. Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy là đối tượng nghiên cứu của :
A. toán học B. sử học C. vật lí D. triết học
Câu 13. V.I Lê-nin viết: "Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập". Câu đó V.I Lê-nin bàn:
A. Khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
B. Cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
C. Nội dung của sự phát triển
D. Nguồn gốc của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượn
Câu 14. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm triết học:
A. Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.
B. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu nhầm lẫn nhau
C. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu nhầm lẫn nhau
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có giai cấp đối kháng
Câu 15. Khoảng giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng là:
A. Lượng B. Điểm nút C. Độ D. Bước nhảy
Câu 16. Trong lí luận về mâu thuẫn, người ta gọi quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ thể sống là gì?
A. Hai yếu tố. B. Hai mặt đối lập C. Những sự vật. D. Những thuộc tính.
Câu 17. Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống: "... là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại không liên hệ, không phát triển".
A. Phương pháp luận siêu hình B. Phương pháp thống kê
C. Phương pháp luận biện chứng D. Phương pháp luận lôgic
Câu 18. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là cái mới ra đời:
A. kế thừa cái cũ B. tiến bộ, hoàn thiện hơn cái cũ
C. lạc hậu hơn cái cũ D. giống như cái cũ
Câu 19. Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học:
A. trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông
B. mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
C. không có sách thì không có kiến thức, không có kiến thức thì không có CNXH.
D. cạnh tranh là một quy luật tất yếu của mọi nền sản xuất hàng hoá
Câu 20. Câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
A. Chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau
B. Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi
C. Chất quy định lượng
D. Mỗi lượng có chất riêng của nó
Câu 21. Sự vận động nào sau đây không phải là sự phát triển ?
A. Học lực yếu → học lực trung bình → học lực khá
B. Bé gái → thiếu nữ → người phụ nữ trưởng thành → bà già
C. Học cách học → Học như là không học → Không học nhưng không gì không học cả → biết cách học.
D. Nước bốc hơi → mây → mưa → nước
Câu 22. Ý nào không đúng với mâu thuẫn triết học, hai mặt đối lập:
A. ở hai chỉnh thể khác nhau. B. đấu tranh với nhau
C. đối lập thống nhất với nhau D. ràng buộc nhau, tác động nhau
Câu 23. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, khái niệm mâu thuẫn là chỉ
A. những quan điểm, tư tưởng trước sau không nhất quán.
B. hai mặt đối lập nằm trong một chỉnh thể,có quan hệ vừa thống nhất vừa đối lập với nhau.
C. hai mặt vừa đối lập, vừa thống nhất bên trong sự vật và hiện tượng.
D. quan hệ đấu tranh lẫn nhau của hai mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng.
Câu 24. Các sự vật, hiện tượng vật chất tồn tại được là do chúng:
A. luôn luôn vận động
B. cân bằng giữa các yếu tố bên trong của sự vật, hiện tượng
C. đứng yên
D. luôn luôn biến đổi
Câu 25. Vấn đề cơ bản của Triết học là :
A. quan hệ giữa vật chất và vận động B. quan hệ giữa vật chất và ý thức
C. quan hệ giữa phép biện chứng và siêu hình D. quan hệ giữa lí luận và thực tiễn
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017 - THPT Lê Qúy Đôn, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!