ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG II
Môn Vật lý lớp 12
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
{--Để xem đầy đủ nội dung các em vui lòng chọn Xem online hoặc Tải về. Ngoài ra, các em có thể thực hành làm bài thi trực tuyến tại kiểm tra trắc nghiệm chương Sóng cơ Vật lý 12 có đáp án--}
MÃ NGUỒN
1. Sóng cơ
Câu 1: Quãng đường sóng truyền đi trong một chu kỳ dao động của sóng gọi là:
A. biên độ sóng B. bước sóng
C. cường độ sóng D. năng lượng sóng
Câu 2: Khi nói về sóng cơ thì phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Sóng cơ có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.
B. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền dao động, các phần tử vật chất chỉ dao động quanh vị trí cân bằng.
C. Sóng cơ truyền được trong môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí và cả chân không.
D. Sóng âm truyền được trong các môi trường chất rắn, chất khí, chất lỏng.
Câu 3: Sóng cơ là
A. là những chuyển động cơ truyền trong không khí.
B. là những dao động cơ lan truyền trong môi trường đàn hồi.
C. sự di chuyển tương đối của vật này so với vật khác.
D. là sự co giản tuần hoàn của các phân tử môi trường.
Câu 4: Một sóng cơ có chu kỳ 0,2s lan truyền với tốc độ 10m/s. Bước sóng là
A. 1m B. 2m C. 50m D. 0,02m
Câu 5: Một sóng cơ có phương trình: u=5cos(5pt- x), x và u tính bằng cm, t tính bằng s. Trong thời gian 10s sóng truyền được quãng đường bao nhiêu?
A. 2,5m B. 4m C. 10m D. 25m
Câu 6: Một sóng hình sin có tần số 450 Hz, lan truyền với tốc độ 360 m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà các phần tử môi trường tại hai điểm đó dao động ngược pha nhau là
A. 0,8 m. B. 0,4 m. C. 0,4 cm. D. 0,8 cm.
2. Giao thoa
Câu 8: Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp dao động điều hoà cùng pha theo phương thẳng đứng. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Trên mặt nước, trong vùng giao thoa, phần tử tại M dao động với biên độ cực đại khi hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn truyền tới M bằng
A. một số lẻ lần một phần tư bước sóng.
B. một số nguyên lần bước sóng.
C. một số lẻ lần nửa bước sóng.
D. một số nguyên lần nửa bước sóng.
Câu 9: Hai nguồn sóng kết hợp có cùng tần số, cùng pha dao động đặt tại A và B. Khi có giao thoa sóng thì trung điểm của AB là điểm có biên độ
A. cực đại B. cực tiểu
C. bằng biên độ các nguồn sóng D. gấp 3 lần biên độ các nguồn sóng
Câu 10: Ở mặt nước, có hai nguồn kêt hợp A, B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA=uB=2cos20pt (mm). Tốc độ truyền sóng là 30 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Khi có giao thoa phần tử M ở mặt nước cách hai nguồn lần lượt là 10,5 cm và 13,5 cm có biên độ sóng là
A. 4 mm. B. 2 mm. C. 1 mm. D. 0 mm.
Câu 11: Thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước do hai nguồn kết hợp A và B cùng pha, cùng tần số 20 Hz. Người ta thấy cực đại thứ ba kể từ đường trung trực của AB là những điểm M có hiệu khoảng cách đến A và B bằng 6cm. Tốc truyền sóng trên mặt nước là
A. 30cm/s B. 40cm/s C. 20cm/s D. 60cm/s
Câu 12: Thí nghiệm giao thoa trên bề mặt một chất lỏng với hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 21cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình là u1 = 10cos50pt (mm) và u2=10cos(50pt) (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 100 cm/s. Vẽ đường tròn đường kính là S1S2, trên đường tròn đó có số điểm dao động với biên độ cực đại là:
A. 11. B. 22. C. 10. D. 20.
Câu 13: Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz được đặt tại hai điểm S1 và S2 cách nhau 11cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 100 cm/s. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm S1, bán kính S1S2, điểm mà phần tử tại đó dao động với biên độ cực đại cách điểm S2 một đoạn dài nhất bằng
A. 19 cm. B. 20 cm. C. 21cm. D. 22 cm.
Câu 14: Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 trên mặt nước cách nhau 0,5m, phát ra hai sóng có cùng pha, cùng bước sóng 0,2m. Một phần tử M nằm trên mặt nước cách S1 một đoạn d, sao cho MS1 vuông góc với S1S2. Hãy tìm giá trị lớn nhất của d để phần tử M dao động với biên độ cực đại.
A. 25cm. B. 35,5cm. C. 65cm. D. 52,5cm.
Câu 15: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn AB cách nhau 14,5cm dao động ngược pha. Điểm M trên đoạn AB gần trung điểm I của AB nhất, cách I là 0,5cm luôn dao động với biên độ cực đại. Số điểm dao động với biên độ cực đại trong đoạn AB là
A. 29 B. 30 C. 15 D. 14
3. Sóng dừng
Câu 16: Sóng dừng do sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ trên cùng một sợi dây, khoảng cách hai nút liên tiếp là
A. một bước sóng. B. nửa bước sóng
C. một phần ba bước sóng D. một phần tư bước sóng
Câu 17: Sóng truyền trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do. Muốn có sóng dừng trên dây thì chiều dài của sợi dây phải bằng
A. một số chẵn lần một phần tư bước sóng.
B. một số lẻ lần nửa bước sóng.
C. một số nguyên lần bước sóng.
D. một số lẻ lần một phần tư bước sóng.
Câu 18: Một sợi dây đàn hồi dài L, hai đầu cố định được tạo sóng dừng với 2 bụng sóng, bước sóng là
A. 2L B. 3L/2 C. L D. L/2
Câu 19: Quan sát sóng dừng trên dây dài L=1,2m ta thấy có 5 điểm đứng yên kể cả hai điểm hai đầu dây. Bước sóng là:
A. 0,6m B. 0,4m C. 0,3m D. 0,48m
Câu 20: Một sợi dây AB dài 1,4 m, đầu A gắn với một nguồn dao động với tần số 50Hz theo phương vuông góc với dây, đầu B thả tự do. Sóng dừng được tạo ra trên dây với 4 nút sóng, kể cả nút ở đầu A. Tốc độ lan truyền sóng trên dây là:
A. 20,0 m/s B. 22,0 m/s C. 46,7 m/s D. 40,0 m/s
Câu 21: Sóng dừng trên một đoạn dây phương trình dao động tại phần tử M là u=10sin5pxcos10pt (mm), trong đó x là khoảng cách từ M đến nút sóng, đo bằng mét, t đo bằng giây. Khoảng cách hai nút sóng liên tiếp bằng
A. 20cm B. 40cm C.60cm D. 10 cm .
Câu 22: Một sợi dây đàn hồi căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với một bụng sóng. Biết biên độ của bụng sóng là 4cm, hai điểm ở hai bên bụng sóng có cùng biên độ 2 cm cách nhau một đoạn là 10cm. Bước sóng là
A.40 cm. B. 60 cm. C. 80 cm. D. 100 cm.
4. Sóng âm
Câu 23: Cho các chất sau: không khí, khí ôxi, nước và nhôm. Sóng âm truyền nhanh nhất trong
A. không khí B. nước C. khí ôxi D. nhôm
Câu 24: Độ cao của âm phụ thuộc vào:
A. biên độ âm B. tần số âm
C. năng lượng âm D. tần số và biên độ âm
Câu 25: Sóng âm nào sau đây người nghe được?
A. Sóng có tần số nhỏ hơn 10Hz B. Sóng có tần số lớn hơn hơn 20000 Hz
C. Sóng cơ có chu kỳ từ 10-3s đến 10-4s D. Sóng có chu kỳ bằng 10s.
Câu 26: Một sóng âm truyền trong một môi trường. Biết cường độ âm tại một điểm gấp 1000 lần cường độ âm chuẩn của âm đó thì mức cường độ âm tại điểm đó là:
A. 50dB B. 20dB C. 30dB D.10dB
Câu 27: Một sóng âm có mức cường độ âm là 65dB. Lấy cường độ âm chuẩn I0=10-12 (W/m2). Cường độ của sóng âm này là
A. 3,2.10-6(W/m2). B. 11.10-6(W/m2).
C. 2,4,10-6(W/m2). D. 10-7(W/m2).
Câu 28: Sóng âm truyền trong không khí thuộc loại
A. sóng ngang B. sóng dọc
C. có thể ngang hoặc dọc D. sóng dừng
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Như vậy các em vừa xem qua trích dẫn một số câu hỏi trong nội dung trong Đề kiểm tra trắc nghiệm 45 phút chương Sóng cơ Vật lý 12 có đáp án chi tiết
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong quá trình học tập.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
Chúc các em học tốt!