TRƯỜNG THCS PHAN HUY CHÚ | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 5 MÔN HÓA HỌC 8 NĂM HỌC 2018 - 2019 |
Câu 1: Số nguyên tố thuộc chu kì 3 và 6 lần lượt là:
A. 8, 18.
B. 18, 8.
C. 8, 32.
D. 32, 8.
Câu 2: Cho 0,6 gam một kim loại X nhóm IIA tác dụng hết với nước giải phóng 0,336 lít khí H2 (ở đktc). Xét các phát biểu:
1. Cấu hình electron của nguyên tử X là [Ne] 4s2.
2. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử X không có electron độc thân.
3. X là kim loại kiềm.
4. X thuộc chu kì 4 của bảng HTTH.
5. Hóa trị của X trong oxit cao nhất là II.
Số phát biểu sai là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3: Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng HTTH thì:
A. Phi kim mạnh nhất là Iot.
B. Kim loại mạnh nhất là Liti.
C. Phi kim mạnh nhất là Flo.
D. Kim loại yếu nhất là Xesi.
Câu 4: Cặp chất có tính chất tương tự nhau là:
A. Mg và Ca.
B. S và Cl.
C. Ca và Br.
D. S và Mg.
Câu 5: X là nguyên tố thuộc nhóm IA, Y là nguyên tố thuộc nhóm VIIA. Hợp chất tạo bởi X và Y có công thức:
A. X7Y.
B. XY7.
C. XY2.
D. XY.
Câu 6: Nguyên tố R có cấu hình electron là [He] 2s2 2p3. Công thức hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất của R là:
A. RH2, RO.
B. RH3, R2O5.
C. RH4, RO2.
D. Kết quả khác.
Câu 7: Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng HTTH. Nguyên tử của nguyên tố đó có:
A. 3 electron lớp ngoài cùng.
B. 6 lớp electron.
C. 6 electron hóa trị.
D. Số khối là 36.
Câu 8: X là oxit của một nguyên tố thuộc nhóm VIA trong bảng HTTH, có tỉ khối so với metan là 4. X là (Biết KLNT của S, Se, Te lần lượt là 32, 79, 128):
A. SO3.
B. SO2.
C. SeO3.
D. TeO2.
Câu 9: Hiđroxit cao nhất của R có dạng HRO4. R tạo với hiđro một hợp chất khí có chứa 2,74% H theo khối lượng. Xét các phát biểu:
1. Ở điều kiện thường, R đơn chất dễ dàng phản ứng với H2.
2. R thuộc nhóm nguyên tố halogen (nhóm VIIA).
3. Số oxi hóa thấp nhất của R là –1.
4. R là một phi kim điển hình.
5. Độ âm điện của R > Br > I.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 10: Một nguyên tố Y có hóa trị cao nhất đối với oxi bằng hóa trị trong hợp chất khí đối với hiđro, phân tử khối của oxit này bằng 1,875 lần phân tử khối của hợp chất khí với hiđro. Y là:
A. Si.
B. S.
C. N.
D. C.
Câu 11: Dãy nào sau đây sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử và ion?
A. K+, Ca2+, Ar.
B. Ar, Ca2+, K+.
C. Ar, K+, Ca2+.
D. Ca2+, K+, Ar.
Câu 12: Xét các phát biểu:
1. Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì phi kim mạnh nhất là flo.
2. Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là các nguyên tố s và nguyên tố p.
3. Các nguyên tố nhóm IIA, từ Mg đến Ba, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại giảm dần.
4. Các nguyên tố hóa học trong cùng một hóm A có cùng số electron hóa trị.
5. Các nguyên tố nhóm VA, từ N đến Bi, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính phi kim tăng dần.
6. Nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2 3p3, X thuộc nhóm VA.
Số phát biểu đúng là:
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 13: Quy luật biến đổi tính axit của dãy hiđroxit H2SiO3, H2SO4, HClO4 là:
A. Không xác định.
B. Không thay đổi.
C. Tăng dần.
D. Giảm dần.
Câu 14: Sự biến đổi độ âm điện các đơn chất của các nguyên tố nhóm VIIA theo chiều giảm dần điện tích hạt nhân nguyên tử là:
A. Tăng dần.
B. Giảm dần.
C. Không xác định.
D. Không thay đổi.
Câu 15: Cho 4,8 gam 1 kim loại X tác dụng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch A chứa 19 gam muối. X là:
A. C.
B. Ba.
C. Zn.
D. Mg.
Câu 16: X và Y là 2 nguyên tố thuộc cùng chu kì, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Chọn phát biểu đúng.
A. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (trạng thái cơ bản) có 5 electron.
B. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (trạng thái cơ bản) có 4e.
C. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.
D. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.
Câu 17: Cho các oxit: Li2O (1), CO2 (2), B2O3 (3), BeO (4), N2O5 (5). Tính bazơ của các oxit được xếp theo chiều tăng dần là:
A. 5, 2, 3, 4, 1.
B. 2, 5, 3, 4, 1.
C. 1, 4, 2, 3, 5.
D. 3, 5, 2, 1, 4.
Câu 18: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. M là:
A. S.
B. Zn.
C. Mg.
D. Fe.
Câu 19: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố R trong oxit cao nhất và trong hợp chất khí với hiđro tương ứng là a% và b%, với a : b = 0,425. Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử R là:
A. 8.
B. 9.
C. 10.
D. 11.
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 6,9081 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít CO2 (ở đktc). Hai kim loại đó là:
A. Ca, Sr.
B. Be, Mg.
C. Mg, Ca.
D. Sr, Ba.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 40 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 5 HÓA 8 NĂM 2018 - 2019
1 C | 2 B | 3 C | 4 A | 5 D | 6 B | 7 C | 8 B | 9 D | 10 A |
11 C | 12 D | 13 C | 14 A | 15 D | 16 B | 17 A | 18 D | 19 C | 20 A |
21 D | 22 B | 23 B | 24 C | 25 D | 26 D | 27 B | 28 A | 29 D | 30 D |
31 C | 32 A | 33 A | 34 C | 35 B | 36 D | 37 C | 38 A | 39 B | 40 D |
Trên đây là nội dung đề Đề kiểm tra 1 tiết Chương 5 môn Hóa học 8 năm học 2018 - 2019 Trường THCS Phan Huy Chú, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!