Đề kiểm tra 1 tiết chương 5, 6 môn Vật lý 10 năm 2019 có đáp án trường THPT Hàn Thuyên

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BẮC NINH

    TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 5, 6 MÔN VẬT LÝ 10

NĂM HỌC 2018-2019

Thời gian làm bài: 45 phút;  

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

 

Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chất ở thể khí?

A. Các phân tử khí ở xa nhau             B. Chất khí không có hình dạng xác định

C. Chất khí có thể tích xác định                     D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa

Câu 2: Nhận xét nào sau đây về khí lý tưởng không đúng?

A. Có thể tích riêng không đáng kể    B. Có lực tương tác không đáng kể

C. Có khối lượng đáng kể                   D. Có khối lượng không đáng kể

Câu 3. Đường biểu diễn nào sau đây không phải của đẳng quá trình?

Câu 4. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử?

            A.Giữa các phân tử có khoảng cách.

            B. Chuyển động không ngừng.

            C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.

            D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ vật càng cao.

Câu 5. Định luật Gay-Luy-xác được áp dụng cho quá trình

            A. Đẳng tích   B. Đẳng nhiệt  C. Đẳng áp                  D. Đoạn nhiệt

Câu 6.  Một lượng khí biến đổi theo chu trình như hình vẽ.

Xác định tên các quá trình chuyển hóa của lượng khí?

A. 1 - > 2: đẳng áp;     2 - > 3: đẳng nhiệt;  3 - >1: đẳng tích

A. 1 - > 2: đẳng tích;   2 - > 3: đẳng nhiệt;  3 - >1: đẳng áp

A. 1 - > 2: đẳng nhiệt; 2 - > 3:đẳng áp ;      3 - >1: đẳng tích

A. 1 - > 2: đẳng áp;     2 - > 3:đẳng tích ;    3 - >1: đẳng nhiệt

Câu 7. Trạng thái của một lượng khí xác định được đặc trưng đầy đủ bằng các thông số nào?

            A. Áp suất, thể tích, khối lượng                     B. Áp suất, thể tích, nhiệt độ tuyệt đối

            C. Thể tích, áp suất, khối lượng                      D. Áp suất, nhiệt độ tuyệt đối, khối lượng.

Câu 8: Quá trình nào sau đây là một đẳng quá trình?

            A.Đun  nóng khí trong 1 bình đậy kín

            B.Không khí trong 1 quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở căng ra.

            C.Đun nóng khí trong xi lanh, khí nở ra đẩy pittông chuyển động.

            D.Cả 3 quá trình trên đều không phải là đẳng quá trình.

Câu 9. Một khối khí trong xi lanh lúc đầu có áp suất p1 = 2atm, V1= 150 cm3, nhiệt độ 27oC, Khi pít tông nén khí tới 50cm3, áp suất 10 atm, thì nhiệt độ khối khí là?

            A. 600 K            B. 500 K                    C. 280 K                     D. 333 K

Câu 10. Tính khối lượng riêng của không khí ở 1000C và áp suất 2.105  Pa. Biết khối lượng riêng của không khí ở 00C và áp suất 1,01.105  Pa là 1,29 kg/m3

            A. 1,85 kg/m3                  B. 0,54kg/m3                     C.  0,78  kg/m3           D.   0,75  kg/m3

Câu 11. Đối với một lượng khí lý tưởng nhất định, khi áp suất tăng lên 3 lần, thể tích giảm đi 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối sẽ?

            A. tăng 6 lần.               B. Giảm 6 lần            

C. Tăng  1,5 lần                       D. Giảm 1,5 lần

Câu 12. Một khối khí lý tưởng trong quá trình đẳng áp, nhiệt độ giảm từ 700C  đến  350C , thể tích khối khí sẽ?

            A. tăng 2 lần.               B. Giảm 2 lần.            C. tăng hơn 2 lần.                   D. Không đổi

Câu 13. Một khối khí trong xi lanh lúc đầu có áp suất p1 = 0,8.105  Pa,  nhiệt độ 370C, Khi pít tông nén, thể tích khí giảm 5 lần, nhiệt độ khối khí tăng gấp đôi, áp suất khí ở cuối quá trình nén là?

            A. 4,5.105  Pa  B. 8.105  Pa    C.  2,4.105  Pa             D.2.105  Pa

Câu 14. Một lượng khí có thể tích tăng từ 5 lít tới 10 lít, thì áp suất của khí trong bình tăng lên hay giảm đi bao nhiêu lần?

            A. tăng 2 lần.              B. Giảm 2 lần  C. Tăng  5 lần              D. Giảm 5 lần

Câu 15. Biết thể tích của một lượng khí là không đổi. Khi chất khí ở 00C, có áp suất 10 atm, vậy áp suất của khí ở nhiệt độ 2730 C là?

            A. 0,1 atm                   B. 10 atm                   

C. 20atm                     D.100atm

Câu 16. Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 27oC và áp suất 0,6atm. Khi đèn sáng, áp suất không khí trong bình là 1atm và không làm vỡ bóng đèn. Coi dung tích của bóng đèn không đổi, nhiệt độ của khí trong đèn khi cháy sáng là:

            A. 500oC                     B. 227oC                     C. 450oC                     D. 380oC

Câu 17. Một khối khí đựng trong bình kín ở 270C có áp suất 1,5 atm. Áp suất khí trong bình là bao nhiêu khi ta đun nóng khí đến 87oC:      

            A. 4,8 atm                   B. 2,2 atm                   C. 1,8 atm                   D. 1,25 atm

Câu 18. Phương trình nào sau đây áp dụng cho cả ba đẳng quá trình: đẳng áp, đẳng nhiệt, đẳng tích của một khối khí lí tưởng xác định:       

            A. pV = const             B. p/T = const

C. V/T = const            D. pV/T = const

Câu 19. Người ta điều chế khí Hidrô và chứa vào bình lớn dưới áp suất 1atm, ở nhiệt độ 200C. Thể tích khí phải lấy từ bình lớn ra để nạp vào bình nhỏ thể tích 20lít dưới áp suất 25atm là bao nhiêu? Xem nhiệt độ không đổi.

            A.    400lít                   B.    500lít                   C.    600lít.                  D.   700lít.

Câu 20. Chọn phát biểu đúng.

            A. Trong quá trình đẳng tích, nhiệt lượng mà chất khí nhận được dùng làm tăng nội  năng và thực hiện công.

            B. Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

            C. Động cơ nhiệt chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.

            D. Nhiệt có thể tự truyền từ vật lạnh sang vật nóng.

Câu 21. Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích ?

            A. DU = A với A > 0                          B. DU = Q với Q > 0 

            C. DU = A với A < 0                          D. DU = Q với Q <0

Câu 22. Chọn phát biểu đúng.

          A. Độ biến thiên nội năng của một vật là độ biến thiên nhiệt độ của vật đó.

          B. Nội năng gọi là nhiệt lượng.

          C. Nội năng là phần năng lượng vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

          D. Có thể làm thay đổi nội năng của vật bằng cách thực hiện công.

Câu 23. Câu nào sau đây nói về nội năng là đúng

       A. Nội năng là nhiệt lượng

       B. Nội năng của A lớn hơn nội năng của B thì nhiệt độ của A cũng lớn hơn nhiệt độ của B

       C. Nội năng của vật chỉ thay đổi trong quá trình truyền nhiệt.

       D. Nội năng là một dạng năng lượng.

Câu 24. Nguyên lí I nhiệt động lực học được biểu diễn bằng công thức . Quy ước nào sau đây là đúng

          A. A > 0 : hệ thực hiện công                    B. Q < 0 : hệ nhận nhiệt.

          C. A > 0 : hệ nhận công    D. ΔU > 0 : nội năng của hệ giảm.

Câu 25. Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng không do thực hiện công?

            A. Khuấy nước           B. Đóng đinh  C. Nung sắt trong lò   D. Mài dao, kéo

Câu 26. Người ta thực hiện công 1000 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên của khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 400 J ?

            A. DU = -600 J            B. DU = 1400 J           C. DU = - 1400 J         D. DU = 600 J

Câu 27.  Nội năng của khối khí tăng 10J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 30J. Khi đó khối khí đã 

            A. sinh công là 40J.                             B. nhận công là 20J.   

            C. thực hiện công là 20J.                    D. nhận công là 40J.

Câu 28. Khi nói về nội năng, điều nào sau đây là sai?

            A. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

         B. Có thể đo nội năng bằng nhiệt kế.

            C. Đơn vị của nội năng là Jun (J).

            D. Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng tương tác của các phần tử cấu tạo nên vật.

Câu 29. Hiệu suất của một động cơ nhiệt là 40%, nhiệt lượng nguồn nóng cung cấp là 800J. Công mà động cơ nhiệt thực hiện là 

          A. 2kJ                                B. 320J                    C. 800J                              D. 480J

Câu 30. Người ta cung cấp một nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong một xilanh đặt nằm ngang. Khí nở ra đẩy pittông đi một đoạn 5 cm. Biết lực ma sát giữa pittông và xilanh có độ lớn 20 N. Tính độ biến thiên nội năng của khí :

          A. DU = 0,5 J                    B. DU = 2,5 J                    

C. DU = - 0,5 J                  D. DU =  -2,5 J

ĐÁP ÁN

Sử dụng thang điểm 30, mỗi câu trắc nghiệm làm đúng cho 1 điểm. Tính điểm cả bài kiểm tra sau đó qui đổi ra thang điểm 10 và làm tròn số theo qui tắc.

1C

2D

3D

4C

5C

6A

7B

8A

9B

10A

11C

12B

13B

14B

15C

16A

17C

18D

19C

20B

21D

22D

23D

24C

25C

26D

27C

28B

29B

30A

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết chương 5, 6 môn Vật lý 10 năm 2019 có đáp án trường THPT Hàn Thuyên. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?