Đề cương ôn thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2017

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC LỚP 9

NĂM 2017

 

PHẦN I. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

 

Câu 1: Công nghệ tế bào? Các công đoạn thiết yếu của Công nghệ tế bào? Ứng dụng của Công nghệ tế bào?

a. Khái niệm: Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gen giống như dạng gốc.

b. Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn thiết yếu:

  • Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi đem nuôi cấy để tạo mô non hay mô sẹo.
  • Dùng hoocmôn sinh trưởng phù hợp kích thích mô sẹo hay mô non phân hoá thành cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh.

c. Ứng dụng của Công nghệ tế bào:

  • Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng (vi nhân giống). Ví dụ: khoai tây, mía...
  • Ứng dụng trong chọn giống cây trồng (Chọn giống bằng chọn dòng TB xôma biến dị). Ví dụ: lúa DR2...
  • Nhân bản vô tính động vật. Ví dụ: cừu Đôli. ...

Câu 2: Công nghệ gen? Kĩ thuật gen? Các khâu trong kĩ thuật gen? Ứng dụng của công nghệ gen?

a. Kĩ thuật gen: Là tập hợp các thao tác tác động định hướng lên phân tử ADN cho phép chuyển gen từ tế bào của một loài sang tế bào của loài khác nhờ thể truyền.

b. Các khâu: kĩ thuật gen gồm 3 khâu:

  • Tách ADN/NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut.
  • Cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp.
  • Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận và tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.

c. Công nghệ gen: Là ngành kĩ thật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen vào sản xuất các sản phẩm hàng hoá trên quy mô công nghiệp.

d. Ứng dụng của công nghệ gen:

  • Tạo các chủng VSV mới để sản xuất các sản phẩm sinh học với số lượng lớn và giá thành rẻ.
  • Tạo giống cây trồng biến đổi gen.
  • Tạo động vật biến đổi gen.

............

PHẦN II. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG I:  SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

 

Câu 1 : Môi trường là gì? Có mấy loại môi trường?

a. Môi trường: Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.

b. Phân loại:

Có 4 loại môi trường chủ yếu :

  • Môi trường nước.                                              
  • Môi trường trên mặt đất, không khí.
  • Môi trường trong đất.
  • Môi trường sinh vật.

Câu 2: Trình bày các nhân tố sinh thái của môi trường? Giới hạn sinh thái là gì? Hãy vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của cá rô phi ở Việt Nam?

a. Nhân tố sinh thái: Là các yếu tố của môi trường tác động lên đời sống của sinh vật

  • Nhân tố vô sinh:
    • Khí hậu gồm: nhiệt độ, ánh sáng, gió…
    • Nước: Nước ngọt, mặn, lợ…
    • Địa hình: Thổ nhưỡng, độ cao, loại đất…
  • Nhân tố hữu sinh:
    • Nhân tố sinh vật: Các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật.
  • Nhân tố con người:
    • Tác động tích cực: Cải tạo, nuôi trồng, lai ghép, bảo vệ…
    • Tác động tiêu cực: Săn bắn, đốt phá, khai thác …

=> Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng.

b. Giới hạn sinh thái: Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định, nằm ngoài giới hạn này, sinh vật sẽ yếu dần và chết..

c. Vẽ sơ đồ: Ví dụ: Giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.

{-- Xem đầy đủ nội dung xin vui lòng bấm vào xem online hoặc tải về máy--}

Trên đây là một phần trích của Đề cương ôn thi Sinh học 9, các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để xem chi tiết toàn bộ đề cương và tải về. Hi vọng đề cương này giúp ích cho các em học sinh lớp 9 ôn thi. Ngoài ra các em tham khảo Bộ đề thi học kì II Sinh học lớp 9 để củng cố thêm nhé. Chúc các em thi tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?