ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II MÔN SINH LỚP 8
NĂM 2017
CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
Câu 1: Nơron là gì? Cấu tạo của nơron? Chức năng của nơron?
Noron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.
- Cấu tạo nơron: gồm có:
- Thân hình sao, nhân
- Sợi nhánh từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh
- Sợi trục là một tua dài, bên ngoài có bao miêlin, tận cùng sợi trục là các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron khác hoặc với các cơ quan.
- Chức năng của nơron: có 2 chức năng là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
Câu 2: So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não ?
Đặc điểm | Trụ não | Não trung gian | Tiểu não |
---|---|---|---|
Cấu tạo | Gồm hành não, cầu não và não trung gian Chất trắng bao ngoài, chất xám là các nhân xám | Gồm đồi thị và dưới đồi thị. Đồi thị và các nhân xám, nằm dưới đồi là chất xám | Gồm: vỏ chất xám nằm ngoài. Chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác cũa hệ thần kinh |
Chức năng | Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng như tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp | Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt | Điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể |
Câu 3: Trình bày cấu tạo ngoài và cấu tạo trong đại não?
- Cấu tạo ngoài của đại não:
- Đại não là phần não phát triển nhất ở người, bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thành võ não, bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp, đó là các khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt của võ não
- Rãnh trên bán cầu chia đại não ra làm 2 nửa.
- Rãnh sâu chia bán cầu não là 4 thùy (thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy trán, và thùy thái dương)
- Cấu tạo trong của đại não :
- Chất xám ở ngoài tạo thành lớp vỏ não dày 2 - 3mm, gồm có 6 lớp chủ yếu là các tế bào hình tháp, trung tâm của các phản xạ không điều kiện.
- Chất trắng ở trong, nằm dưới võ não là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với nhau và vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh.
- Trong chất trắng còn có các nhân nền
Câu 4: Cơ quan phân tích thị giác gồm những phần nào? Trình bày cấu tạo của cầu mắt và màng lưới?
- Cơ quan phân tích thị giác: gồm có: các tế bào thụ cảm thị giác, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm
- Cấu tạo của cầu mắt: gồm có 3 lớp: màng cứng, màng mạch, màng lưới
- Màng cứng: ở ngoài, bảo vệ cầu mắt, phía trước trong suốt là màng giác để ánh sáng đi qua.
- Màng mạch: Ở giữa có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen.
- Màng lưới: Ở trong cùng, chứa các tế bào thụ cảm thị giác hình que và hình nón.
- Môi trường trong suốt gồm có: thủy dịch, thể thủy dịch và dịch thủy tinh
- Cấu tạo màng lưới: gồm có: các tế bào nón, tế bào que, điểm vàng, điểm mù
- Tế bào nón: tiếp nhận ánh sáng mạch và màu sắc.
- Tế bào que: tiếp nhận ánh sáng yếu
- Điểm vàng: nơi tập trung các tế bào nón
- Điểm mù: là nơi tập trung các tế que (không có tế bào thụ cảm củaa thị giác)
- Các tế bào có 2 cực tiếp nhận kích thích ánh sáng và màu sắc
{-- Xem đầy đủ nội dung xin vui lòng bấm vào xem online hoặc tải về máy--}
CHƯƠNG X: NỘI TIẾT
Câu 1: So sánh tuyến nội tiết và tyuến ngoại tiết? Tại sao nói tuyến tụy là một tuyến pha?
- Giống nhau: Cùng là các tuyến có các tế bào tuyến (tế bào tiết), có khả năng tiết ra các chất tiết của cơ thể để thực hiện một nhiệm vụ nhất định.
- Khác nhau:
Tuyến nội tiết | Tuyến ngoại tiếp |
- Không có ống dẫn. - Chất tiết ra được thẳng vào nơi để tới cơ quan đích | - Có ống dẫn - Đưa các chất tiết tứ tuyến ra ngoài |
Tuyến tụy là một tuyến pha vì nó có cả 2 hoạt động ngoại tiết và nội tiết
Câu 2: Trình bày chức năng của hoóc môn tuyến tụy?
- Tuyến tụy: có 2 loại hoócmôn là insulin và glucagôn có vai trò điều hòa lượng đường trong máu luôn được ổn định.
- Khi lượng đường trong máu tăng: insulin biến đổi glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và tế bào làm giãm đường huyết.
- Khi lượng đường trong máu giảm: glucagôn biến đổi glicôgen thành glucôzơ làm tăng đường huyết.
{-- Xem đầy đủ nội dung xin vui lòng bấm vào xem online hoặc tải về máy--}
CHƯƠNG XI: SINH SẢN
Câu 1: Tinh trùng được tạo ra như thế nào? Sự rụng trứng là gì? Hiện tượng kinh nguyệt là gì?
- Tinh trùng được sản sinh trong ống sinh tinh, từ các tế bào mầm, trải qua quá trình phân chia giảm nhiễm, tinh trùng bắt đầu được tinh hoàn tạo ra từ lúc có thể trước vào tuổi dậy thì.
- Khi trứng chín bao noãn vỡ ra để trứng thoát ra ngoài đó là sự rụng trứng.
- Khi trứng chín, hoócmôn buồng trứng làm lớp niêm mạc ở tử cung trở nên xốp và xung huyết, chuẩn bị cho trứng được thụ tinh đến làm tổ, nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng sẽ thoái hóa sau 14 ngày và lớp niêm mạc sẽ bung ra, gây hiện tượng kinh nguyệt.
Câu 2: Sự thụ tinh và thụ thai là gì? Nếu những hậu quả của việc có thai sớm và ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên?
Sự thụ tinh và thụ thai:
- Sự thụ tinh: là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.
- Sự thụ thai: Là quá trình trứng đã thụ tinh bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung.
Những hậu quả của việc có thai sớm: Làm tăng nguy cơ tử vong ở bà mẹ và trẻ sinh ra thường nhẹ cân, tỉ lệ sẩy thai, đẻ con non cao do tử cung chưa phát triển nay đầy đủ để mang thai đủ tháng, thường hay bị sót nhau, làm băng huyết bị nhiễm khuẩn và sẽ dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng đến học tập đến gia đình và xã hội và tương lai công việc sau này
Câu 3: So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Nêu ý nghĩa của việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của động và con người?
{-- Xem đầy đủ nội dung xin vui lòng bấm vào xem online hoặc tải về máy--}
Trên đây là một phần trích của Đề cương ôn tập, các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để xem chi tiết toàn bộ nội dung đề cương hoặc tải về. Hi vọng đề cương này giúp ích cho các em học sinh lớp 8 ôn thi. Ngoài ra, các em có thể tham khảo Bộ đề thi học kì II Sinh học lớp 8 để củng cố thêm nhé. Chúc các em thi tốt!