Đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 - HỌC KÌ II

 

A/ PHẦN VĂN:

I. Truyện và kí:

1. Hệ thống hóa những truyện và kí đã học:

Tên văn bản

Tác giả

Thể loại

Xuất xứ

Phương thức biểu đạt

Hoàn cảnh sáng tác

Nội dung

Nghệ thuật

Bài học đường đời đầu tiên

 

Tô Hoài

Truyện đồng thoại

Trích từ chương I của truyện “Dế mèn phưu lưu ký”

Tự sự, miêu tả

 

Dế Mèn tự tả chân dung, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và ân hận

Miêu tả loài vật sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Sông nước Cà Mau

Đoàn Giỏi

Truyện dài

Trích từ chương 18 của truyện “Đất rừng phương Nam”

Miêu tả

 

Bức tranh thiên nhiên lớn, hoang dã và cuộc sông của vùng sông nước Cà Mau độc đáo

Miêu tả vừa bao quát vừa nêu được ấn tượng chung, nổi bật , cụ thể, chi tiết, sống động.

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh

Truyện ngắn

Trích từ tập truyện

“Con dế ma”

Tự sự, miêu tả, biểu cảm

 

Tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu của em gái Kiều Phương đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình

Miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.

Vượt thác

Võ Quân

Truyện dài

Trích từ chương 11 của truyện “Quê nội”

Tự sự

 

Cảnh vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thưu chỉ huy trên sông Thu Bồn

Nghệ thuật tả cảnh, tả người từ trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động.

Cô Tô

Nguyễn Tuân

 

Tự sự, miêu tả

Nhân dịp nhà văn ra thăm đảo Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và sinh hoạt đông vui của con người trên vùng đảo Cô Tô

Ngôn ngữ điêu luyện, sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc.

Lòng yêu nước

I-li-a Ê-ren- bua

 

 

 

 

Lòng yêu nước tha thiết của tác giả và người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

Hình ảnh chọn lọc, giàu cảm xúc, dẫn chứng cụ thể, lập luận chặc chẽ, nghệ thuật so sánh. 

Lao xao

Duy Khán

Trích Tuổi thơ im lặng

Miêu tả, nhân hóa

 

Bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.

Đậm chất văn hóa dân gian: Đông dao, cổ tích, thành ngữ

Miêu tả sự vật qua đặc diểm nổi bật

Kết hợp kể với tả

Cây tre VN

Thép Mới

Thuyết minh cho bộ phim tài liệu “Cây tre VN”

 

Miêu tả, biểu cảm

 

Cây tre là người bạn  gần gũi, thân thiết của nhân dân VN trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động và trong chiến đấu.

Cây tre đ thnh biểu tượng của đất nước và dân tộc VN.

Có nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc.

 

2. Những yếu tố có chung ở truyện và kí

a. Giữa truyện và ký có gì giống và khác nhau

Giống:

- Chủ yếu dùng phương thức tự sự.

- Có người kể chuyện hay người trần thuật , có thể xuất hiện trực tiếp dưới dạng 1 n/vật hoặc gián tiếp ở ngôi kể thứ 3.

Khác

Truyện

  • Phần lớn dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo của tác giả, trên cơ sở quan sát, tìm hiểu đời sống và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả.
  • Những gì được kể, tả trong truyện không phải hoàn toàn là đã từng xảy ra như trong cuộc sống.
  • Thường có cốt truyện và nhân vật.
  • Chỉ có trong ghi chép, tái hiện các hình ảnh, sự việc của đời sống, thiên nhiên và con người theo sự cảm nhận và đánh giá của tác giả.
  • Kể và tả về những gì có thực và đã từng xảy ra trong thực tế.
  • Thường không có cốt truyện, có khi không có cả nhân vật.

b. Bảng phân tích tác phẩm tiêu biểu

STT

Tên tác phẩm  hoặc đoạn trích)

Cốt truyện

Nhân vật

Nhân vật kể chuyện

1

Bài học đường đời đầu tiên

(trích Dế Mèn phiêu lưu kí)

Kể theo trình tự thời gian

Có nhân vật chính và nhân vật phụ (Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc...)

Mèn- ngôi kể thứ nhất.

2

Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam)

Cảnh miêu tả theo sự  di chuyển của không gian

Ông Hai, thằng Cò, thằng An...

Nhân vật thằng An- ngôi kể thứ nhất.

3

Bức tranh của em gái tôi

Theo trình tự thời gian

Anh trai, em gái Kiều Phương, chú Tiến Lê, bố mẹ Kiều Phương...

Người anh trai- ngôi kể thứ nhất.

4

Vượt thác ( trích Quê nội)

Cảnh miêu tả theo sự  di chuyển của không gian

Dượng Hương Thư và các bạn chèo thuyền

Hai chú bé Cục và Cù Lao- ngôi kể thứ nhất, xưng chúng tôi

5

Buổi học cuối cùng

Theo trình tự thời gian

Chú bé Phrăng , thầy Ha-men, cụ Hô-de...

Chú bé Phrăng- ngôi kể thứ nhất.

6

Cô Tô

Không

Anh hùng Châu Hòa Mãn và vợ con, những người dân trên đảo, tác giả...

 Tác giả-ngôi kể thứ nhất.

7

Cây tre Việt Nam

Không

Cây tre và họ hàng của tre, nông dân, bộ đội....

Giấu mình- ngôi kể thứ ba.

8

Lòng yêu nước

Không

Nhân dân các dân tộc thuộc Liên Xô

Giấu mình- ngôi kể thứ ba.

9

Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng)

Không

Các loài hoa, ong, bướm, chim....

Tác giả-ngôi kể thứ nhất.

 II. Thơ:

STT

Tên bài thơ (năm sáng tác)

Tác giả

Phương thức biểu đạt

Hoàn cánh sáng tác

Nội dung

1

Đêm nay Bác không ngủ 

(1951)

Minh Huệ và Nguyễn Đức Thái

(1927-2003)

  • Tự sự
  • Miêu tả

Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950.

Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc rộng lớn của Bác Hồ với bộ đội , nhân dân và tình cảm kính yêu cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác.

2

Lượm

 (1949)

Tố Hữu

(1920-2002)

  • Miêu tả
  •  Tự sự

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bài thơ khắc họa hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn sống mãi với chúng ta.

3

Mưa (đọc thêm)

 (1967)

Trần Đăng Khoa

 (1958)

  • Miêu tả

 

Bài thơ miêu tả sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê.

 Trên đây chỉ trích dẫn một phần bộ đề cương ôn thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ văn. Để xem đầy đủ nội dung của đề cương các em vui lòng tải về máy. Hy vọng bộ đề cương này sẽ giúp các em học sinh lớp 6 tổng ôn lại kiến thức phần Ngữ văn học kì II thật tốt và đạt kết quả thật cao trong kì thi sắp tới. Bên cạnh đó, đây cũng là tài liệu bổ ích cho các thầy cô dùng làm tư liệu hệ thống hóa lại kiến thức một cách ngắn gọn và đầy đủ cho các em học sinh bao gồm cả phần lý thuyết và bài tập áp dụng.

--MOD Ngữ văn (biên soạn và tổng hợp)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?