Đề cương ôn tập thi HK2 môn Vật lý 7 năm 2020 trường THCS Nguyễn Lương Bằng

TRƯỜNG THCS NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2019 – 2020

 MÔN: VẬT LÝ 7

Họ tên HS: ……………………………….……

 Lớp: 7A…

 

I – LÝ THUYẾT

Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?

- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

-  Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng bút thử điện.

Câu 2: Có mấy loại điện tích? Kêt tên? Các điện tích tương tác với nhau như thế nào?

- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.

- Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau; các điện tích khác loại thì hút nhau.

Câu 3: Sơ lược về cấu tạo nguyên tử? Khi nào vật nhiễm điện âm, khi nào vật nhiễm điện dương?

- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm và các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.

- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.

Câu 4: Dòng điện - Nguồn điện.

- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

- Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.

- Mỗi nguồn điện đều có hai cực: cực dương (+) và cực âm (-)

- Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.

Câu 5:  Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì?

- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, được dùng để làm các vật liệu hay các bộ phận dẫn điện

Ví dụ: đồng, nhôm, …. dùng làm lõi dây dẫn điện ….

- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua, được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.

Ví dụ: Sứ, thủy tinh, cao …..

- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.

Câu 6: Sơ đồ mạch điện, quy ước chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín?

- Sơ đồ mạch điện là hình vẽ sử dụng các kí hiệu qui ước để biểu diễn một mạch điện. Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.

- Chiều dòng điện quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

Câu 7: Các tác dụng của dòng điện?

  • Tác dụng nhiệt: dòng điện đi qua vật dẫn làm vật dẫn nóng lên (ứng dụng: bóng đèn dây tóc; bàn là điện; bếp điện,….)
  • Tác dụng phát sáng: dòng điện qua vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì phát ra ánh sáng.
  • Tác dụng hoá học: dòng điện qua dung dịch muối kim loại và phân tích muối kim loại để giải phóng kim loại nguyên chất .(Ví dụ:mạ điện, tinh luyện kim loại)
  • Tác dụng từ: dòng điện qua cuộn dây dẫn làm quay kim nam châm, hoặc hút sắt, thép như một nam châm. (Ví dụ: cần cẩu diện, la bàn, điện thoại, điện báo….)
  • Tác dụng sinh lí: dòng điện có thể làm các cơ bị co giật, tim ngừng đập, ngạt thở và tê liệt hệ thần kinh (Ví dụ: kích thích cây trồng, châm cứu trong y học…)

Câu 8: Cường độ dòng điện cho biết gì? Đơn vị đo, Nêu tên dụng cụ đo và cách mắc?

- Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho mức độ mạnh hay yếu của dòng điện.

 - Kí hiệu cường độ dòng điện là: I.

- Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe Kí hiệu là: hoặc miliampe (mA)

1 A = 1000 mA;   1 mA = 0.001 A.

- Dụng cụ đo cường độ dòng điện là Ampe kế. Mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ hay đoạn mạch cần đo sao cho chốt dương của ampe kế nối với cực dương và chốt âm nối với cực âm của nguồn điện

Câu 9: Hiệu điện thế, đơn vị, dụng cụ đo và cách mắc? Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện có ý nghĩa gì?

- Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

  Hiệu  điện thế kí hiệu là: U.

- Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn. Kí hiệu là: V. Ngoài ra còn đơn vị là milivôn (mV) hay kilôvôn (kV)

  1 kV = 1000 V;           1 V = 1000 mV.

- Dụng cụ đo hiệu điện thế là vôn kế. Mắc vôn kế song song với hai đầu dụng cụ hay đoạn mạch cần đo so cho chốt dương của vôn kế mắc về phía cực dương và chốt âm mắc về phía cực âm của nguồn điện.

 - Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.

Câu 10: Hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn cho biết gì? Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện có ý nghĩa gì?

 - Trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó.

Đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn càng lớn

- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường.

Câu 11: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp.

- Trong mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện tại mọi vị trí đều bằng nhau.

                                                    I1 = I2 = I3

- Trong mạch nối tiếp, hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi đèn.

                                                    U13 = U12+U23

Câu 12: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc song song.

- Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện của đoạn mạch bằng tổng các cường độ dòng điện qua mỗi đèn.         I = I1 + I2                

- Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng HĐT giữa 2 đầu mỗi đèn.

                                                U12 = U34 = UMN

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Vật bị nhiễm điện là vật:

A. có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.                                  C. có khả năng đẩy các vật nhẹ khác

B. không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.                       D. có khả năng hút các vật nhẹ khác.

2. Một vật nhiễm điện âm khi :

A. Nhận thêm electron.                                               B. Mất bớt electron.

C. Nhận thêm điện tích dương.                                  D.Số điện tích dương bằng số điện tích âm.

3. Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện cùng loại thì:

  1. Đẩy nhau           B. Hút nhau             C. Không đẩy, không hút            D. Vừa đẩy, vừa hút

4. Kết luận nào dưới đây không đúng?

            A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau;

            B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.

            C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).

            D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau.

5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?

            A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.

            B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.

            C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.

            D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.

6. Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi:

  1. Có các hạt mang điện chạy qua                      B. Chúng bị nhiễm điện.

C.  Có dòng các êlectrôn chạy qua                       D. Có dòng điện chạy qua chúng

7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?

A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin.

            B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin.

            C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại.

            D. Dòng điện có thể chạy theo bật kì chiều nào..

8. Dòng điện trong kim loại là:

     A. dòng điện tích chuyển dời có hướng      B.dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng

     C. dòng các êlectrôn tự do                          D. dòng các êlectrôn chuyển dời từ cực dương sang cực âm.

9. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ mạch điện nào biểu diễn đúng chiều dòng điện qua đèn:

10. Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ?

     A. Mảnh nilon được cọ xát mạnh            B. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin

     C. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn     D. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua

11. Tác dụng hoá học của dòng điện thể hiện ở chỗ:

  1. Làm dung dịch trở thành vật liệu dẫn điện
  2. Làm dung dịch nóng lên
  3. Làm cho thỏi than nối cực âm nhúng trong dung dịch được phủ một lớp võ bằng đồng.
  4. Làm cho dung dịch này bay hơi nhanh hơn.

12. Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Cường độ dòng điện càng lớn thì đèn càng sáng
  2. Độ sáng của đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện.
  3. Cường độ dòng điện càng nhỏ thì đèn không sáng
  4. Đèn không sáng có nghĩa là cường độ dòng điện bằng không.

13. Đơn vị đo cường độ dòng điện là

            A. Ampe                     B. Ampe kế                 C. Vôn            D. mili ampe kế

14. Trường hợp nào sau đây không có hiệu điện thế?

  1. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng              
  2. Giữa hai cực của một pin còn mới để trên bàn.   

C. Giữa hai cực của một ácquy trong mạch kín thắp sáng bóng đèn.

D. Giữa hai đầu một bóng đèn khi chưa mắc nó vào mạch điện.

15. Đơn vị đo hiệu điện thế là

            A. Vôn            B. Vôn kế                    C. Ampe                      D. Am pe kế

16. Biểu thức nào sau đây là đúng khi dùng để tính hiệu điện thế đối với đoạn mạch 2 đèn mắc nối tiếp.

      A. U = U1 + U2               B. U = U1 = U2                C. U = U1 - U2                 D. U1 = U + U2      

17. Biểu thức nào sau đây là đúng khi dùng để tính cường độ dòng điện đối với đoạn mạch 2 đèn song song.

      A. I = I1 + I2                    B. I = I1 = I2                    C. I = I1 - I2                      D. I1 = I + I2        

18. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp 2 bóng đèn có hiệu điện thế hai đầu bóng đèn 1 là U1= 6V, hiệu điện thế hai đầu bóng đèn 2 là U2= 3V. Hỏi hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu?

  1. U = 3V                        B. U = 6V                      C. U = 9V                      D. U = 12V

19. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp 2 bóng đèn có cường độ dòng điện qua bóng đèn 1 là I1= 0,5A. Hỏi cường độ dòng điện qua đèn 2 là bao nhiêu?

A. I = 0,5A                         B. I = 1A                        C. I = 1,5A                       D. I = 2A

20. Trong đoạn mạch mắc 2 bóng đèn song song có cường độ dòng điện qua bóng đèn 1 là I1= 0,5A, cường độ dòng điện qua bóng đèn 2 là I2= 0,5A. Hỏi cường độ dòng điện của đoạn mạch là bao nhiêu?

     A I = 0,5A                         B. I = 1A                        C. I = 1,5A                       D. I = 2A

III. CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích?

2. Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám nhiều bụi?      

3. Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng?

4. Trên một bóng đèn có ghi 6V, em hiểu như thế nào về con số ghi trên bóng đèn? bóng đèn này có thể sử dụng tốt nhất với hiệu điện thế bao nhiêu?

5. Cho nguồn điện (2 pin), 2 bóng đèn giống nhau, 1 ampe kế, 1 khóa K đóng và  một số dây dẫn. Khi đóng khóa K đèn sáng bình thường.

a. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện trong trường hợp: hai đèn mắc nối tiếp và ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch. Biểu diễn chiều dòng điện trong mạch

b. Biết U toàn mạch bằng 6 V, U = 1,5 V .  Tìm U = ?

c. Nếu một trong hai đèn bị hỏng (đứt dây tóc) thì đèn còn lại có sáng  không ? Tại sao ?

6. a.Vẽ sơ đồ mạch điện gồm : 1 bộ pin, 2 công tắc điều khiển 2 bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc song song  và 1 vôn kế đo hiệu điện thế của bóng đèn Đ2. biểu diễn chiều dòng điện của mạch điện.

b. Biết cđdđ qua đèn 1 là I1 = 0,6A; qua đèn 2 là I2 = 1,4A. Tính cường độ dòng điện của đoạn mạch.

c. Nếu một trong hai đèn bị hỏng (đứt dây tóc) thì đèn còn lại có sáng  không ? Tại sao ?

---- Hết ----

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập thi HK2 môn Vật lý 7 năm 2020 trường THCS Nguyễn Lương Bằng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Chúc các em học tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?