Đề cương ôn tập Sinh học 8 HK2 năm 2018 - 2019

 

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 8 HKII – năm học 2018-2019

A. CHƯƠNG VII – BÀI TIẾT

            1.  Vai trò của bài tiết đối với cơ thể :

                 Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào thải ra, một số chất thừa đưa vào cơ thể quá liều lượng... để duy trì tính ổn định của môi trường trong, làm cho cơ thể không bị nhiễm độc, đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường.

            2. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.

              - Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

             - Thận gồm 2 triệu đơn vị thận có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là 1 búi mao mạch), nang cầu thận  và ống thận.

B. CHƯƠNG III – DA

            1. Cấu tạo của da

              - Da cấu tạo gồm 3 lớp:

                  + Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.

                  + Lớp bì gồm sợi mô liên kết và các cơ quan.

                  + Lớp mỡ dưới da gồm các tế bào mỡ.

            2. Chức năng của da

               - Bảo vệ cơ thể: chống các yếu tố gây hại của môi trường như: sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước thoát nước. Chất nhờn do tuyến nhờn tiết ra còn có tác dụng diệt khuẩn. Sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại.

             - Điều hoà thân nhiệt: nhờ sự co dãn của mao mạch dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ dưới da chống mất nhiệt.

            - Nhận biết kích thích của môi trường: nhờ các cơ quan thụ cảm.

            - Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.

            - Da còn là sản phẩm tạo nên vẻ đẹp của con người.

            3. Các hình thức rèn luyện da ( tự học)

          -Tắm nắng lúc 8 – 9 giờ sáng.

          - Tập chạy buổi sáng.

          - Tham gia thể thao buổi chiều.

          - Xoa bóp.

          - Lao động chân tay vừa sức.

* Nguyên tăc rèn luyện:

          - Rèn luyện từ từ nâng dần sức chịu đựng.

          - Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người.

            4. Phòng chống bệnh ngoài da. ( tự học)

- Nguyên nhân gây ra các bệnh ngoài da:

            + Do vi khuẩn: ghẻ lở, viêm da mặt trứng cá.

            + Do nấm: hắc lào, lang ben.

            + Do bỏng: Bỏng nhiệt, hóa chất.

- Phòng chữa:

            + Giữ vệ sinh cơ thể.   

            + Giữ vệ sinh môi trương, tránh để da bị xây xát.

            + Khi mắc bệnh cần chữa theo chỉ dẫn của bác sĩ.

            + Khi bỏng nhẹ: ngâm phần bỏng vào nước lạnh, bôi thuốc mỡ chống bỏng. Bị nặng cần đưa đi bệnh viện.

C. CHƯƠNG IX – THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

            1. Cấu tạo và chức năng của noron

              a. Cấu tạo của nơron gồm:

                    + Thân: chứa nhân.

                    + Các sợi nhánh: ở quanh thân.

                    + 1 sợi trục: dài, thường có bao miêlin (các bao miêlin thường được ngăn cách bằng eo Răngviê tận cùng có cúc xinap – là nơi tiếp xúc giữa các nơron.

             b. Chức năng của nơron:

                   + Cảm ứng(hưng phấn)

                   + Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều (từ sợi nhánh tới thân, từ thân tới sợi trục).

            2. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh.

              a. Dựa vào cấu tạo hệ thần kinh gồm:

               + Bộ phận trung ương gồm : não bộ và tủy sống.

               + Bộ phận ngoại biên gồm dây thần kinh và các hạch thần kinh.

              b. Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành:

              + Hệ thần kinh vận động (cơ xương) điều khiển sự hoạt động của cơ vân (là hoạt động có ý thức).

              + Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (là hoạt động không có ý thức).

            3. Cấu tạo và chức năng của tủy sống.

              a. Cấu tạo ngoài:

                - Tuỷ sống nằm trong cột sống từ đốt cổ thức I đến thắt lưng II, dài 50 cm, hình trụ, có 2 phàn phình (cổ và thắt lưng), màu trắng, mềm.

               - Tuỷ sống bọc trong 3 lớp màng: màng cứng, màng nhện, màng nuôi. Các màng này có tác dụng bảo vệ, nuôi dưỡng tuỷ sống.

             b. Cấu tạo trong:

               - Chất xám nằm trong, (do thân, sợi nhánh nơron tạo nên) là căn cứ (trung khu) của các PXKĐK.

               - Chất trắng ở ngoài (gồm các sợi trục có miêlin) là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.

            4. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ?

              - Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ.

              - Mỗi dây thần kinh tuỷ được nối với tuỷ sống gồm 2 rễ:

                  + Rễ trước (rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm.: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng

                 + Rễ sau (rễ cảm giác) gồm các bó sợi hướng tâm.dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương

             - Các rễ tuỷ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tuỷ.

       => Dây thần kinh tuỷ là dây pha: dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập môn Sinh học 8 học kì 2 năm học 2018-2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh  ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?