ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ MÔN TIN HỌC 10 NĂM HỌC 2019– 2020 TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC
I. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Bài 2. Thông tin và dữ liệu
1. Khái niệm thông tin và dữ liệu:
- Thông tin là sự phản ánh các hiện tượng, sự vật của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội.
- Dữ liệu là thông tin đã đưa vào máy tính để tính toán và xử lý.
2. Đơn vị đo lượng thông tin
- Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là bit (binary digital). Bit là đơn vị nhỏ nhất được lưu trữ trong máy tính để biểu diễn hai trạng thái 0 và 1 (còn gọi là mã nhị phân).
- Ngoài đơn vị bit, đơn vị đo thông tin thường dùng là byte và 1 byte = 8 bit.
3. Các dạng thông tin:
- Có thể phân loại thông tin thành 2 loại: loại số (số nguyên, thực, ... ) và loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh, ... )
4. Mã hóa thông tin trong máy tính:
- Để máy tính xử lí được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit, cách biến đổi như vậy được gọi là một cách mã hóa thông tin.
- Để mã hóa thông tin dạng văn bản, ta chỉ cần mã hóa các kí tự. Thông thường sử dụng 2 loại bộ mã hóa: Bộ mã ASCII (sử dụng 8 bit để mã hóa) hoặc bộ mã Unicode (sử dụng 16 bit để mã hóa). Các dạng khác như hình ảnh, âm thanh cũng phải mã hóa thành các dãy bit.
5. Biểu diễn thông tin trong máy tính:
a) Thông tin loại số:
- Hệ đếm: Máy tính thường sử dụng hệ đếm nhị phân và hệ cơ số mười sáu
- Biểu diễn số nguyên và số thực
b) Thông tin loại phi số: cũng mã hóa chúng thành các dãy bit
* Nguyên lí mã hóa nhị phân: Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,… Khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung - dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.
Bài 3. Giới thiệu về máy tính
1. Khái niệm hệ thống tin học:
- Dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin
- Bao gồm 3 thành phần: Phần cứng; phần mềm; sự quản lí và điều khiển của con người.
2. Sơ đồ cấu trúc của máy tính:
3. Bộ xử lí trung tâm (CPU):
- Là thành phần quang trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình
- Gồm 2 bộ phận chính: bộ điều khiển (CU) và bộ số học.lôgic (ALU). Ngoài ra còn có một số thành phần khác như thanh ghi (Register) và bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (Cache)
4. Bộ nhớ trong
- Là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí.
- Gồm 2 phần: ROM và RAM. ROM là bộ nhớ chỉ đọc, chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn. RAM là bộ nhớ có thể đọc, ghi dữ liệu trong lúc làm việc. Khi tắt máy, dữ liệu trong RAM sẽ bị mất đi.
5. Bộ nhớ ngoài:
- Dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.
- Bao gồm đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash (usb)
6. Thiết bị vào: dùng để đưa thông tin vào máy tính. Bao gồm bàn phím, chuột, máy quét, ...
7. Thiết bị ra: dùng để đưa thông tin ra từ máy tính. Bao gồm màn hình, máy in, máy chiếu, ...
8. Hoạt động của máy tính:
Mã hóa nhị phân, điều khiển chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo
thành một nguyên lí chung gọi là nguyên lí Phôn Nôi-man
Bài 4. Bài toán và thuật toán
1. Khái niệm bài toán:
Khi dùng máy tính giải bài toán, ta cần quan tâm đến 2 yếu tố Input và Output.
2. Khái niêm thuật toán:
- Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác đó, từ Input của bài toán này, ta nhận được Output cần tìm.
- Có 2 cách mô tả thuật toán: Liệt kê (nêu ra tuần tự các bước cần tiến hành) và Dùng sơ đồ khối (sử dụng một số biểu tượng thể hiện các thao tác)
- Thuật toán có các tính chất: tính dừng, tính xác định và tính đúng đắn.
Bài 5. Ngôn ngữ lập trình
1. Khái niệm:
- Để máy tính thực hiện công việc (bài toán) giúp con người, thuật toán phải được diễn tả bằng ngôn ngữ của máy tính hoặc ngôn ngữ mà có thể chuyển đổi về ngôn ngữ của máy tính. Ngôn ngữ đó được gọi chung là ngôn ngữ lập trình.
- Kết quả của việc diễn tả thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình được gọi là một chương trình máy tính (gọi tắt là chương trình).
2. Phân loại: bao gồm 3 loại Ngôn ngữ máy, Hợp ngữ, Ngôn ngữ bậc cao.
a) Ngôn ngữ máy: là ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được. Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy ở dạng hệ nhị phân hoặc hệ hexa.
b) Hợp ngữ: hợp ngữ cho phép người lập trình sử dụng một số từ (thường viết tắt các từ tiếng Anh) để thể hiện các lệnh cần thực hiện.
c) Ngôn ngữ bậc cao: thể hiện các câu lệnh gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, có tính độc lập, ít phụ thuộc vào các loại máy tính cụ thể.
Bài 6. Giải bài toán trên máy tính
A. Tóm tắt lý thuyết: Việc giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành qua các bước sau:
- bước 1: Xác định bài toán;
- bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán;
- bước 3: Viết chương trình;
- bước 4: Hiệu chỉnh;
- bước 5: Viết tài liệu.
Bài 7. Phần mềm máy tính
1. Phần mềm hệ thống: cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình khác trong quá trình hoạt động của máy.
2. Phần mềm ứng dụng: là phần mềm được viết để phục vụ cho công việc hàng ngày
3. Phần mềm công cụ; Phần mềm tiện ích
Bài 8. Những ứng dụng của tin học
Các ứng dụng của tin học: giải các bài toán khoa học kĩ thuật; hỗ trợ việc quản lí; tự động hóa và điều khiển; truyền thông; soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng; trí tuệ nhân tạo; giáo dục; giải trí.
Bài 9. Tin học và xã hội
- Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội;
- Xã hội tin học hóa;
- Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa.
CHƯƠNG II. HỆ ĐIỀU HÀNH
Bài 10. Khái niệm về hệ điều hành
1. Khái niệm hệ điều hành:
HĐH là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các chương trình, quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.
2. Các chức năng và thành phần của hệ điều hành:
- tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống;
- cung cấp tài nguyên cho chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó;
- tổ chức lưu trữ thông tin ở bộ nhớ ngoài, cung cấp các dịch vụ tìm kiếm và truy cập thông tin.
- kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi.
- cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống.
3. Phân loại hệ điều hành:
- Đơn nhiệm một người dùng;
- Đa nhiệm một người dùng;
- Đa nhiệm nhiều người dùng.
Bài 11. Tệp và quản lí tệp
1. Tệp
a) Tên têp:
- Tệp là tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. Mỗi tệp có một tên để truy cập.
b) Cách đặt tên tệp
- Qui tắc đặt tên tệp:
- Cách đặt tên tệp trong hệ điều hành Windows:
+ Tên tệp không quá 255 ký tự
+ Phần mở rộng không bắt buộc phải có và sử dụng để phân loại tệp
+ Tên tệp không chứa các ký tự: \ . : * ? “ < > |
2. Thư mục:
a) Khái niệm:
- Thư mục là cách tổ chức lưu trữ và quản lí tệp trên bộ nhớ ngoài
- Thư mục có thể chứa các thư mục khác tạo thành cây thư mục
- Tên thư mục được đặt tên theo qui tắc đặt phần tên của tệp.
b) Các loại thư mục: thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con
3. Đường dẫn
Bài 12. Giao tiếp với hệ điều hành
1. Nạp hệ điều hành:
- Để làm việc với máy tính, hệ điều hành phải được nạp vào bộ nhớ trong. Muốn nạp hệ điều hành, ta cần:
+ Có đĩa khởi động là đĩa chứa các chương trình phục vụ việc nạp hệ điều hành;
+ Thực hiện một trong các thao tác sau: Bật nguồn hoặc Nhấn nút Reset.
- Khi bật nguồn, các chương trình có sẵn trong ROM sẽ kiểm tra bộ nhớ trong và các thiết bị đang được kết nối với máy tính. Sau đó, chương trình này tìm chương trình khởi động trên đĩa khởi động, nạp chương trình khởi động vào bộ nhớ trong và kích hoạt nó. Chương trình khởi động sẽ tìm các môđun cần thiết của hệ điều hành trên đĩa khởi động và nạp chúng vào bộ nhớ trong.
2. Cách làm việc với hệ điều hành:
- cách 1: sử dụng các lệnh (command);
- cách 2: sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra thường dưới dạng bảng chọn (menu), nút lệnh, cửa sổ chứa hộp thoại, …
3. Ra khỏi hệ thống: Môt số hệ điều hành hiện nay có 3 chế độ chính để ra khỏi hệ thống:
- Tắt máy (Turn Off hoặc Shut down);
- Tạm ngừng (Stand By);
- Ngủ đông (Hibernate).
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập học kì năm 2020 môn Tin học 10 Trường THPT Vĩnh Lộc, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: