Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Lương Tấn Thịnh

TRƯỜNG THCS LƯƠNG TẤN THỊNH

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 8 HỌC KỲ II

Năm học: 2019-2020

------------------

1. Kể những điều em biết về các loại vitamin và vai trò của các loại vitamin đó

  • Nhóm tan trong dầu, mỡ:
    • Vitamin A: nếu thiếu sẽ làm cho biểu bì kém bền vững, dễ nhiễm trùng, giác mạc của mắt khô, có thể dẫn tới mù lòa
    • Vitamin D: cần cho sự trao đổi canxi và photpho; nếu thiếu, trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương, người lớn sẽ bị loãng xương
    • Vitamin E: cần cho sự phát dục bình thường; chống lão hóa, bảo vệ tế bào...
  • Nhóm tan trong nước:
    • Vitamin C: chống lão hóa, ung thư; nếu thiếu sẽ làm mạch máu giòn, gây chảy máu, mắc bệnh xcobut
    • Vitamin B1: tham gia quá trình chuyển hóa; thiếu sẽ mắc bệnh tê phù, viêm dây thần kinh
    • Vitamin B2: nếu thiếu sẽ gây loét niêm mạc
    • Vitamin B6: nếu thiếu sẽ gây viêm da, suy nhược
    • Vitamin B12: nếu thiếu sẽ gây bệnh thiếu máu

2. Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

Bài tiết:

  • Bài tiết là một hoạt động của cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong
  • Hoạt động này do phổi, thận, da đảm nhiệm, trong đó phổi đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết khí CO2, thận đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết các chất thải khác qua nước tiểu

Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu:

  • Thận:
    • Là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết.
    • Có khoảng 2 triệu đơn vị chức năng
  • Gồm: vỏ thận, tủy thận với các đơn vị chức năng, ống góp, bể thận. Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận
    • Ống dẫn nước tiểu: dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái từ mỗi quả thận
    • Bóng đái: chứa nước tiểu trước khi thải ra ngoài
    • Ống đái: dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài, điều khiển ống thoát tiểu

3. Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu và vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

  * Quá trình tạo thành nước tiểu:

  • Quá trình lọc máu: (Cầu thận)
    • Màng lọc là vách mao mạch với các lỗ 30-40A
    • Sự chênh lệch áp suất tạo ra lực đẩy các chất qua lỗ lọc
    • Các tế bào máu và protêin có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên vẫn ở lại trong máu
  • Quá trình hấp thụ lại: (Ống thận)
    • Có sử dụng năng lượng ATP
    • Các chất được hấp thụ lại: Các chất dinh dưỡng, H2O, các ion còn cần thiết như Na+,Cl-
  • Quá trình bài tiết tiếp: (Ống thận)
    • Có sử dụng năng lượng ATP
    • Các chất được bài tiết tiết:
      • Các chất cặn bã: axit uric, crêatin…
      • Các chất thuốc
      • Các chất thừa: H+, K+...

* Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu:

  • Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu
  • Khẩu phần ăn uống hợp lí:
    • Không ăn quá nhiều protêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi
    • Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại
    • Uống đủ nước
  • Khi muống đi tiểu nên đi ngay, không nên nhịn lâu

4. Cấu tạo và chức năng của da, vệ sinh da

* Cấu tạo của da : Gồm 3 lớp

  • Lớp biểu bì:           
    • Tầng sừng
    • Tầng tế bào sống
    • Thụ quan
    • Tuyến nhờn
    • Cơ co chân lông
  • Lớp bì :                   
    • Lông và bao lông
    • Tuyến mồ hôi
    • Dây thần kinh
    • Mạch máu
  • Lớp mỡ dưới da: Lớp mỡ

* Chức năng:

  • Bảo vệ:
    • Chống tác động cơ học của môi trường do da được cấu tạo từ các sợi của mô liên kết và lớp mỡ
    • Các tuyến tiết chất nhờn có tác dụng diệt khuẩn chống thấm và thoát nước
    • Sắc tố da chống tác hại của tia tử ngoại
  • Điều hòa thân nhiệt nhờ hệ thống mao mạch ở lớp bì, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ và tóc
  • Nhận biết các kích thích của môi trường nhờ thụ quan, dây thần kinh ở lớp bì
  • Tham gia hoạt động bài tiết nhờ tuyến mồ hôi ở lớp bì
  • Tạo vẻ đẹp cho con người

*  Vệ sinh da:

  • Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch để chống bệnh ngoài da
  • Phải rèn luyện thân thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da
  • Tránh làm da bị xây xát hoặc bị bỏng
  • Giử gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng

5. Chức năng của tủy sống và dây thần kinh tủy

Chức năng của tủy sống:

  • tủy sống là trung tâm điều khiển các khản xạ không điều kiện
  • hai bên tủy sống còn phát ra 31 đôi dây thần kinh tủy

* Chức năng của dây thần kinh tủy :

  • Rễ cảm giác dẫn các xung thần kinh từ các cơ quan thụ cả về trung ương thần kinh
  • Rễ trước dẫn các xung thần kinh từ trung ưong thần kinh về co quan vận động

6. So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, tiểu não, não trung gian và đại não? Vệ sinh hệ thần kinh

  • So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, tiểu não, não trung gian và đại não:

 

Cấu tạo

Chức năng

Trụ não

gồm: hành tủy, cầu não và não giữa.Chất trắng bao ngoài các chất xám là nhân xám

điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng: tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, …; điều hòa quá trình trao đổi chất và thân nhiệt

Tiểu não

vỏ là chất xám nằm ngoài; chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh

điều hòa, phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể

Não trung gian

Gồm: đồi thị và dưới đồi thị. Đồi thị và các nhân xám vùng dưới đồi là chất xám

điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa nhiệt

Đại não

Cấu tạo ngoài:

-Rãnh liên bán cầu chia vỏ não làm hai nửa

-Rãnh sâu chia đại não thành các thùy (thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dương)

-Nhiều khe và rãnh

Cấu tạo trong:

-Chất xám tạo thành vỏ đại não, là nơi tập trung thân và tua ngắn của nơron, trung tâm của các phản xạ có điều kiện

-Chất trắng nằm dưới vỏ não là các đường thần kinh nối các phần vỏ não với nhau và vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh. Trong chất trắng còn có nhân nền

Phân thành nhiều vùng:

-vùng cảm giác

-vùng vận động

-vùng hiểu tiếng nói

-vùng hiểu chữ viết

-vùng vận động ngôn ngữ (nói và viết)

-vùng vị giác

-vùng thính giác

-vùng thị giác

  • Vệ sinh hệ thần kinh:
  • Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau một ngày làm việc căng thẳng
  • Giữ cho tâm hồn được thanh thản
  • Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
  • Có tâm lý thoải mái, hok căng thẳng-Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 7-10 Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 8 năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Lương Tấn Thịnh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?