ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN NGỮ VĂN 7
I. VĂN BẢN:
*Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau:
1. Tục ngữ:
a. Khái niệm tục ngữ: Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội).
b. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:
-Hình thức (nghệ thuật): lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.
-Nội dung: phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất.
- Học sinh nắm được ý nghĩa của những câu tục ngữ đã học:
+ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
+ Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
+ Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
+ Tấc đất tấc vàng.
+ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
+ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
+ Nhất thì, nhì thục.
c. Tục ngữ về con người và xã hội:
- Hình thức: giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ
- Nội dung: Luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
- Học sinh nắm được ý nghĩa của những câu tục ngữ đã học:
+Một mặt người bằng mười mặt của.
+ Cái răng, cái tóc là góc con người.
+ Đói cho sạch, rách cho thơm.
+ Học ăn, học nói, học gói, học mở.
+ Không thầy đố mày làm nên.
+ Học thầy không tày học bạn.
+ Thương người như thể thương thân.
+Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
----- Nội dung đầy đủ chi tiết, vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy-----
II. TIẾNG VIỆT:
BÀI HỌC | NỘI DUNG ÔN TẬP |
RÚT GỌN CÂU |
Rút gọn câu là lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc rút gọn câu nhằm làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước; ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ). 2. Các thành phần câu được rút gọn: - Chủ ngữ - Vị ngữ 3. BT SGK / 15, 16 |
|
---- Nội dung đầy đủ chi tiết, vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy-----
III.TẬP LÀM VĂN:
1. Đề 2(tr.58)Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
* Dàn bài:
a. Mở bài:
- Giới thiệu về rừng và khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống con người: là đối tượng rất được quan tâm, đặc biệt trong thời gian gần đây.
- Sơ lược về vấn đề bảo vệ rừng: là nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự sống còn của nhân loại, nhất là trong những năm trở lại đây.
b. Thân bài:
* Nêu định nghĩa về rừng: là hệ sinh thái, có nhiều cây cối lâu năm, nhiều loài động vật quý hiếm...
* Lợi ích của rừng:
- Cân bằng sinh thái:
+ Là nguồn chủ yếu cung cấp ô-xi cho con người, làm sạch không khí,....
+ Là nhân tố tự nhiên chống xói mòn đất, bảo vệ đất,....
* Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta:
- Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn dưỡng khí cho sự sống.
- Bảo vệ rừng là bảo vệ con người khỏi những thiên tai.
- Bảo vệ rừng là đang gìn giữ cho những lợi ích lâu dài của cả cộng đồng,...
* Rút ra bài học về bảo vệ rừng:
- Trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng.
- Bảo vệ rừng trở thành nhiệm vụ cấp bách.
- Cần bảo vệ rừng bằng nhiều biện pháp: chống phá rừng, trồng rừng...
c. Kết bài: Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ rừng: đó là trách nhiệm của tất cả mọi người. Liên hệ bản thân làm gì để bảo vệ rừng.
2. Đề 4(tr.59)Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống
* Dàn bài:
a. Mở bài:
Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; vai trò quan trọng, giành được nhiều sự quan tâm của con người.
b. Thân bài:
- Môi trường sống là gì? ( những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí,...)
- Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người:
+ Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi...
+ Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại ( không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi,...)
- Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống và tác hại của chúng:
+ Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí.
+ Rác thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ô-zôn, xói mòn đất,...
- Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn gữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.
c. Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân, những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh,...
---- Nội dung đầy đủ chi tiết, vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy-----
Trên đây là trích dẫn một phần đề cương hướng dẫn ôn thi HK2 môn Ngữ Văn 7 . Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn--