ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 LỚP 12 MÔN SỬ 2017
I. Kiểm tra học kì I gồm các chương I, II, III của phần Lịch sử Việt Nam
II. Cụ thể:
1/ Mức độ nhận biết
Nêu được:
+ Khái niệm “phong trào dân tộc dân chủ”.
+ Những mốc thời gian hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1919- 1930.
+ Mục đích cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp, nội dung và tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 đối với KT, xã hội Việt Nam.
+ Hoạt động của g/c tư sản, tiểu tư sản, công nhân từ 1919 – 1925
+ Nội dung và ý nghĩa của sự ra đời ĐCS Việt Nam, của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
- Nguyên nhân, diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931
- Nội dung của Luận cương chính trị
- Nét chung về phong trào dân chủ 1936 – 1939, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm.
+ Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945, hiểu được nội dung các HN TW VI, VII, đặc biệt HN TW VIII
+ Quá trình tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, nội dung cơ bản của bản tuyên ngôn
+ Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám
+ Biện pháp giải quyết khó khăn của Đảng và Chính phủ ta sau Cách mạng tháng Tám 1945.
+ Âm mưu của thực dân Pháp trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
+ Hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa của các chiến dịch: Việt Bắc thu-đông 1947, Biên giới thu-đông 1950, Điện Biên Phủ 1954.
+ Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954)
+ Các kế hoạch chiến tranh của Pháp
+ Nội dung Hiệp định Giơnevơ độc lập, ý nghĩa của sự ra đời nước VNDCCH
2/ Mức độ thông hiểu:
- Giải thích được:
+ Vì sao tư bản Pháp không chú trọng đầu tư công nghiệp nặng ở Việt Nam.
+ Quá trình chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác phong trào công nhân.
+ Bãi công của công nhân Ba Son là bước tiến mới của phong trào công nhân VN
+ Ý nghĩa của phong trào đối với sự phát triển của cách mạng VN
+ Sự ra đời của Đảng CSVN là bước ngoặt lịch sử vĩ đại
+ Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931
+ Nhiệm vụ của phong trào dân chủ 1936- 1939
+ Phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 là cuộc tập dượt cho CMT8.
+ Nguyên nhân Nhật đảo chính Pháp
+ Tầm quan trọng của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8 đối với Cách mạng tháng Tám 1945.
+ Thời cơ trong CM tháng Tám là “nghìn năm có một”.
+ Khó khăn lớn nhất của nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945.
+ Sách lược của Đảng trong giải quyết mối quan hệ với THDQ và Pháp sau cách mạng tháng Tám 1945.
+ Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
+ Cuộc kháng chiến toàn quốc diễn ra đầu tiên ở các đô thị
+ Chiến dịch ta giành thế chủ động trên chiến trường
3/ Mức độ vận dụng:
- So sánh phong trào cách mạng 1930-1931với phong trào dân chủ 1936-1939.
- So sánh Luận cương chính trị với Cương lĩnh chính trị.
- Phân tích thời cơ trong CM tháng Tám 1945.
- Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945
- So sánh các chiến dịch: Việt Bắc thu - đông 1947, Biên giới thu - đông 1950, Điện Biên Phủ 1954
- Phân tích biện pháp ngoại giao thời kì 1945-1946 của Đảng và chủ tịch HCM
- Phân tích mối quan hệ giữa chiến thắng ĐBP với Hội nghị Giơ ne vơ.
4/ Mức độ vận dụng cao:
+ Rút ra công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 – 1930.
+ Rút ra:
- Bài học từ CM tháng Tám được vận dụng trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay
- Vai trò của mặt trận Việt Minh với thắng lợi của CMT8
- Công lao của Chủ tịch HCM với thắng lợi của CMT8
+ Rút ra bài học cho quan hệ ngoại giao đất nước hiện nay từ cuộc đấu tranh ngoại giao thời kì 1946- 1954.
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề cương ôn tập HKI môn Lịch sử lớp 12 năm 2017. Để tham khảo thêm nội dung của Đề cương ôn tập HKI môn Lịch sử lớp 12 năm 2017, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.