TRƯỜNG THPT VŨ LỄ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG HALOGEN MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dãy dd axit sau HF, HCl, HBr, HI. Dung dịch có tính axit mạnh nhất và tính khử mạnh nhất là
A. HF B. HCl C. HBr D. HI
Câu 2: Nung 8,1gam bột nhôm với 38,1gam iot, biết hiệu suất pư là 80%. Lượng Iotua nhôm thu được là
A. 81,6g B. 97,92g C. 65,28g D. 102g
Câu 3: Khi sục chất khí nào sau đây vào dung dịch KI, có hồ tinh bột thì sau phản ứng dd có màu xanh?
A. Cl2 B. F2 C. O2 D. H2
Câu 4: Các số oxi hoá có thể có của Clo trong hợp chất là
A. -1 B. +1, +3, +5, +7 C. -1, +1, +3, +5, +7 D. +7
Câu 5: Cho NaI rắn vào bình dung dịch H2SO4đđ nóng dư. Sau khi phản ứng kết thúc thêm vài giọt hồ tinh bột vào bình phản ứng thì dung dịch sẽ có màu:
A. nâu B. đỏ C. tím D. xanh
Câu 6: Tính oxi hóa của Br2
A. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Clo. B. mạnh hơn Clo nhưng yếu hơn Iot.
C. mạnh hơn Iot nhưng yếu hơn Clo. D. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Iot.
Câu 7: Trong phản ứng hóa học sau: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 +2HBr.
Brom đóng vai trò là
A. Chất khử. C. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
B. Chất oxi hóa. D. Không là chất oxi hóa không là chất khử.
Câu 8: Chất khí nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch nước brom ?
A. SO2. B. CO2. C. O2. D. HCl.
Câu 9: Đổ dung dịch chứa 1 g HBr vào dung dịch chứa 1 g NaOH. Nhúng giấy quì tím vào dung dịch thu được thì giấy quì tím chuyển sang màu nào?
A. Màu đỏ. B. Màu xanh. C. Không màu. D. Màu tím.
Câu 10: Chất A là muối Canxi halogenua. Dung dịch chứa 0.200 g A tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat thì thu được 0.376 g kết tủa bạc halogenua. Công thức phân tử của chất A là
A. CaF2. B. CaCl2. C. CaBr2. D. CaI2.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không chính xác:
A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hóa.
B. Trong hợp chất các halogen đều có thể có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7.
C. Khả năng oxi hóa của halogen giảm dần từ flo đến iot
D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hóa học.
Câu 12: Các nguyên tố halogen trừ flo có nhiều số oxi hóa trong hợp chất vì :
A. Có nhiều lớp electron. B. Có độ âm điện lớn.
C. Có phân lớp d. D. Có khả năng phản ứng được nhiều chất.
Câu 13: Halogen là những phi kim mạnh vì:
A. Có bán kính nguyên tử lớn hơn các nguyên tố trong cùng chu kỳ
B. Có độ âm điện lớn
C. Năng lượng liên kết phân tử không lớn.
D. Phân tử có 1 liên kết cộng hóa trị.
Câu 14: Dãy sắp xếp theo chiều tăng tính oxi hóa của các nguyên tử là dãy nào sau đây?
A. I, Cl, Br, F B. Cl, I, F, Br. C. I, Br, Cl, F D. I, Cl, F, Br
Câu 15: Các dãy chất nào sau đây mà các nguyên tử nguyên tố halgen có số oxi hoá tăng dần ?
A. HBrO,F2O,HClO2,Cl2O7, HClO3. B. F2O, Cl2O7, HClO2, HClO3, HbrO.
C. F2O, HBrO, HClO2, HClO3, Cl2O7. D. HClO3, HBrO, F2O, Cl2O7, HClO2.
Câu 16: Dãy Halogen nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa?
A. Cl2, Br2, I2, F2. B. F2, Cl2, Br2, I2. C. I2, Br2, Cl2, F2. D. F2, Cl2, I2, Br2.
Câu 17: Khí Flo được điều chế bằng phương pháp:
A. Điện phân dung dịch NaF. B. Nhiệt phân.
C. Điện phân nóng chảy hỗn hợp KFvà HF. D. Dùng chất khử mạnh khử ion F- ra khỏi hợp chất.
Câu 18: Trong hợp chất, nguyên tố Flo thể hiện số oxi hóa là
A. 0 B. +1 C. -1 D. -1, +1, +3, +5, +7
Câu 19: Tìm câu đúng:
A. Flo là chất oxi hóa mạnh, có thể tác dụng với tất cả các phi kim.
B. Flo thể hiện số oxi hóa trong hợp chất là: -1, +1, +3, +5, +7.
C. Khí Flo khi cho vào nước được gọi là nước Flo. D. Axit Flohidric có thể ăn mòn được thủy tinh.
Câu 20: Cho dung dịch AgNO3 dư vào 100ml dung dịch chứa hổn hợp NaF 1M và NaBr 0,5M. Lượng kết tủa thu được là
A. 22,1g. B. 10g. C. 9,4g D. 8,2g.
Câu 21: Nhóm chất nào sau đây chứa các chất tác dụng được với F2?
A. H2, Na, O2. B. Fe, Au, H2O. C. N2, Mg, Al. D. Cu, S, N2.
Câu 22: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử Halogen là
A. ns2 np4. B. ns2 np5 C. ns2 np6 D. (n – 1)d10 ns2 np5.
Câu 23: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các ion Halogenua (X-) là:
A. ns2 np4. B. ns2 np5 C. ns2 np6 D. (n – 1)d10 ns2 np5.
Câu 24: Nguyên tử của nguyên tố X có 11electron ở các obitan p. Nguyên tố X là
A. Na B. F C. Cl D. Br
Câu 25: Trong nước clo có chứa các chất:
A. HCl, HClO B. HCl, HClO, Cl2 C. HCl, Cl2 D. Cl2
Câu 26: (NC) Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư thu được dung dịch chứa các chất thuộc dãy nào sau đây?
A. KCl, KClO3, Cl2 B. KCl, KClO, KOH C. KCl, KClO3, KOH D. KCl, KClO3
Câu 27: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch chứa các chất
A. NaCl, NaClO3, Cl2 B. NaCl, NaClO, NaOH
C. NaCl, NaClO3, NaOH D. NaCl, NaClO3
Câu 28: Có ba lọ đựng ba khí riêng biệt là clo, hiđroclorua và oxi. Có thể dùng một chất nào trong số các chất sau để đồng thời nhận ra được cả ba khí trên?
A. Giấy quỳ tím tẩm ướt B. Dung dịch Ca(OH)2
C. Dung dịch BaCl2 D. Dung dịch H2SO4
Câu 29: Trong muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để loại hai muối này ra khỏi NaCl người ta có thể
A. nung nóng hổn hợp. B. cho hổn hợp tác dụng với dung dịch HCl đặc.
C. cho hổn hợp tác dụng với Cl2 sau đó đun nóng. D. cả A, B và C.
Câu 30: Để điều chế clo, người ta có thể làm như sau:
A. Điện phân muối NaCl nóng chảy hoặc dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn.
B. Cho KMnO4 hoặc MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
C. Cho KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 31: Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là
A. NaOH, Al, CuSO4, CuO. B. Cu(OH)2, Cu, CuO, Fe.
C. CaO, Al2O3, Na2SO4, H2SO4. D. Al, CaCO3, Cu(OH)2, AgNO3, Al2O3.
Câu 32: Kim loại tác dụng được với axit HCl loãng và khí clo cho cùng một loại muối clorua kim loại là
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP.
DẠNG I: VIẾT PTHH
Câu 1: Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi
a) cho khí Clo tác dụng lần lượt với Na, Mg, Al, Fe, Cu, O2, N2.
b) cho khí Clo tác dụng lần lượt với các dd: KOH(t0 thường), NaOH (t0 thường), Ca(OH)2 (sữa vôi), NaBr, NaI.
c) cho từng khí F2, Cl2, Br2, I2 lần lượt tác dụng với H2 và H2O.
Câu 2: Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho HCl tác dụng lần lượt với
a) K, Mg, Al, Fe, Cu, H2.
b) K2O, MgO, Al2O3, Fe(OH)2, CaCO3, Na2SO4, AgNO3.
Câu 3: Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các sơ đồ sau:
a) HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl→ HCl → CuCl2 → AgCl
b) KMnO4 → Cl2 → HCl → FeCl3 → AgCl →Cl2 → Br2 →I2 → ZnI2
c) KMnO4 → Cl2 → KCl → Cl2 → HCl → FeCl2 → FeCl3 → Fe(OH)3
d) MnO2 → Cl2 → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuCl2 → Cu(NO3)2
Câu 4: Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các cặp chất sau tác dụng với nhau:
a) NaCl + ZnBr2
d) AgNO3 + ZnBr2
g) HCl + Fe(OH)2
k) HBr + NaOH
b) KCl + AgNO3
e CuSO4 + KI
h) Pb(NO3)2 + ZnBr2
l) HCl + FeO
c) HCl + K2SO3
f) KBr + Cl2
i) KI + Cl2
m) HCl + CaCO3
DẠNG 2: NHẬN BIỆT
Nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau:
1) Không giới hạn thuốc thử
a) KOH, NaCl, HCl
b) KOH, NaCl, HCl, NaNO3
c) NaOH, NaCl, HCl, NaNO3, KI
d) NaOH, NaCl, CuSO4, AgNO3
2) Chỉ dùng 1 thuốc thử
a) KI, NaCl, HNO3
b) KBr, ZnI2, HCl, Mg(NO3)2
c) CaI2, AgNO3, Hg(NO3)2, HI
d) NaOH, HCl, HNO3 AgNO3, HI
DẠNG 3. BT VỀ TÍNH CHẤT CỦA HALOGEN
Bài 1. Cho 0,012 mol Fe và 0,02 mol Cl2 tham gia phản ứng với nhau. Khối lượng muối thu được là:
A. 4,34 g. B. 3,90 g. C. 1,95 g. D. 2,17 g.
Bài 2. Cho 1,12 lít halogen X2 tác dụng vừa đủ với kim loại đồng, thu được 11,2 gam CuX2. Halogen đó là:
A. Iot. B. Flo. C. Clo. D. Brom.
Bài 3. Cho 10,8 gam một kim loại M tác dụng với khí clo, sau phản ứng tạo thành 53,4 gam muối clorua kim loại. Tên kim loại M là
A. Na. B. Fe. C. Al. D. Cu.
Bài 4. Cho m gam đơn chất halogen X2 tác dụng với Mg dư thu được 19g muối. Cũng m gam X2 cho tác dụng với Al dư thu được 17,8g muối. X là
A. Flo. B. Clo. C. Iot. D. Brom.
Bài 5.Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là
A. 0,48M. B. 0,24M. C. 0,4M. D. 0,2M.
Bài 6. Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
A. Ca và Sr. B. Sr và Ba. C. Mg và Ca. D. Be và Mg.
Bài 7. Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
A. dung dịch H2SO4 đậm đặc .
B. Na2SO4 khan.
C. dung dịch NaOH đặc.
D. CaO .
Bài 8. Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, KClO3, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là:
A. KMnO4. B. MnO2. C. CaOCl2. D. KClO3.
Câu 9: Hoà tan 23,6 gam hỗn hợp KBr và NaCl vào nước rồi cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 0,5M thấy tạo ra 47,5 gam hỗn hợp kết tủa.
a) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu?
b) Tính thể tích dung dịch AgNO3 cần dùng?
Câu 10: Cho khí clo dư tác dụng hết với NaI. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thấy khối lượng muối thu đựơc nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 9,15 gam. Tính khối lượng NaI ban đầu?
---Xem đầy đủ phần nội dung của Đề cương ôn tập Chương Halogen môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường ThPT Vũ Lễ, các bạn vui lòng xem trực tuyến hoặc tải file về máy---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập Chương Halogen môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường ThPT Vũ Lễ. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Chúc các em học tốt!