Bộ câu hỏi ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Lịch Sử 10 năm 2019-2020 Trường THPT Gia Hội

TRƯỜNG THPT GIA HỘI

 

CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1. Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là

A. bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua.

B. bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận, đứng đầu là vua.

C. còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc.

D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

Câu 2. Nhà nước Âu Lạc là

A. Sự kế tục nhưng mở rộng hơn về lãnh thổ và hoàn chỉnh hơn về tổ chức so với nhà nước Văn Lang.

B. Một nhà nước riêng biệt, không có điểm gì chung so với nhà nước Văn Lang.

C. Sự thu hẹp của nhà nước Văn Lang.

D. Một nhà nước của tộc người không phải của người Việt.

Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng cơ sở dẫn đến sự ra đời sớm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

A. Yêu cầu phát triển việc buôn bán với các tộc người khác.

B. Yêu cầu của hoạt động thị thủy và thủy lợi để phục vụ nông nghiệp.

C. Yêu cầu của công cuộc chống giặc ngoài xâm.

D. Những chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế - xã hội.

Câu 4. Thành tựu văn hóa nào của cư dân Champa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là di sản văn hóa thế giới?

A. Các bức chạm nổi, phù điêu.

B. Các tháp Chăm.

C. Khu di tích Thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam).

D. Phố cổ Hội An.

Câu 5. Để bóc lột nhân dân ta, chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách nào?

A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt.

B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi.

C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra.

D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ.

Câu 6. Dưới thời Bắc thuộc, mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta là

A. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

B. mâu thuẫn giữa dân ta với quan lại cai trị.

C. mâu thuần giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

D. mâu thuẫn giữa nông nô với các chủ đồn điền người Hán.

Câu 7. Vì sao nhân dân ta không ngừng vùng lên đấu tranh chống chế độ phong kiến Bắc Thuộc?

A. Vì căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của kẻ thù.

B. Vì bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.

C. Vì bị mất ruộng đất quá nhiều.

D. Vì đời sống gặp nhiều khó khăn.

Câu 8. Vì sao người Việt không bị đồng hóa trước chính sách của chính quyền đô hộ?

A. Nho giáo chỉ ảnh hưởng một số vùng trung tâm.

B. Nhân dân ta biết tiếp nhận và Việt hóa những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa.

C. Nho giáo không phù hợp với Việt Nam.

D. Nhân dân ta có tiếng nói và phong tục riêng.

Câu 9. Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống chính quyền đô hộ phương Bắc là

A. chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt.

B. chính sách đồng hóa của chính quyền đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân.

C. chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu  làm nô lệ của nhân dân ta.

D. do ảnh hưởng của phong trào nông dân ở Trung Quốc

Câu 10. Mùa xuân năm 544 diễn ra sự kiện gì?

A. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí bước vào giai đoạn quyết liệt.

B. Lý Bí lên ngôi vua, lập nên nước Vạn Xuân.

C. Nước Vạn Xuân được thành lập.

D. Lý Bí trao quyền lãnh đạo cho Triệu Quang Phục.

Câu 11. Để xây dựng và củng cố chính quyền tự chủ vừa giành được, họ Khúc đã làm gì?

A. Xây dựng hệ thống thành lũy kiên cố.

B. Chế ra nhiều loại vũ khí mới, lợi hại.

C. Cải cách trên nhiều mặt, giảm nhẹ sự đóng góp của  dân chúng.

D. Liên kết với Champa và các nước láng giềng khác.

Câu 12. Sự nghiệp giành quyền tự chủ của họ Khúc có ý nghĩa lịch sử gì?

A. Khôi phục sự nghiệp của vua Hùng, Vua Thục.

B. Đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

C. Đặt nền móng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 938.

D. Tạo điều kiện cho đất nước vươn lên, phát triển thành quốc gia hùng mạnh.

Câu 13. Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?

A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.

B. Chống ách đô hộ của nhà Hán.

C. Chống ách đô hộ của nhà Đường.

D. Khởi nghĩa thắng lợi, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc.

Câu 14. Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh – Tiền Lê gồm

A. Sáu bộ: Binh, Hình, Công, Hộ, Lại, Lễ.

B. Hai ban: văn ban và võ ban.

C. Ba ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban.

D. Vua, Lạc hầu, Lạc tướng và Bồ chính.

Câu 15. Người tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn vào những năm 60 của thế kỉ XV là

A. Lê Thái Tổ.

B. Lê Nhân Tông.

C. Lê Thái Tông.

D. Lê Thánh Tông.

Câu 16. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ

A. Hình luật.

B. Quốc triều hình luật.

C. Hình thư.

D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 17. Ý không phản ánh chính xác hoạt động đối ngoại của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV là

A. Thực hiện cống nộp với các triều đị phương Bắc, nhưng vẫn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ.

B. Thần phục các triều đại phương Bắc và các nước láng giềng.

 C. Giữ vững mối quan hệ hòa hiếu, thân thiện với các nước láng giềng.

D. Khi bị xâm lược hoặc bị xâm phạm biên giới thì sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc

Câu 18. Việc nhà Lý gả công chúa và ban hành chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm mục đích gì?

A. Thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.

B. Lấy lòng người dân tộc thiểu số.

C. Thực hiện chính sách đa dân tộc.

D. Giúp các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế.

Câu 19. Thể chế quân chủ chuyên chế là

A. vua và các tướng lĩnh quân sư cùng điều hành, quản lí đất nước.

B. quyền lực tập trung trong tay một nhóm quý tộc cao cấp.

C. tầng lớp tăng lữ nắm vai trò quyết định trong các vấn đề chính trị và quân sự.

D. vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, trực tiếp điều hành và giải quyết mọi việc trọng đại của quốc gia.

Câu 20. Từ sau chiến thắng Bạch Đằng (938) đến thế kỉ XV, nhân dân ta còn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào?

A. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên và chống Minh.

B. Chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Xiêm.

C. Hai lần chống Tống, hai lần chống Mông – Nguyên và chống Minh.

D. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Thanh.

Câu 21. Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống xâm lược của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương

A. “vườn không nhà trống”.

B. “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”.

C. “lập phòng tuyến chắc chắn để chặn giặc”.

D. “tích cực chuẩn bị lương thảo, vũ khí, luyện quân để chống lại thế mạnh của giặc”.

Câu 22. Để đối phó với thế mạnh của quân Mông – Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách

A. “Ngụ binh ư nông”.

B. “Tiên phát chế nhân”.

C. “Vườn không nhà trống”.

D. “Lập phòng tuyến chắc chắn để đánh giặc”.

Câu 23. Cuộc kháng chiến hay khởi nghĩa nào đã mở đầu cho truyền thống kết thúc cuộc chiến tranh một cách mềm dẻo (giảng hòa) để giữ vững hòa hiếu với nước láng giềng của dân tộc ta?

A. Chống Tống thời Tiền Lê.

B. Chống Tống thời Lý.

C. Chống Mông – Nguyên thời Trần.

D. Khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh.

Câu 24. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?

A. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc.

B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù.

C. Đều là các cuộc cách mạng vô sản.

D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật.

Câu 25: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là

A. Đánh tan quân Nam Hán, làm nên chiến thắng thủy chiến lẫy lừng.

B. Đập tan mọi ý đồ xâm lược của tập đoàn phong kiến phương Bắc.

C. Mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

D. Nhân dân ta giành lại được quyền tự chủ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 50. Nghệ thuật dân gian thế kỉ XVI – XVIII  chủ yếu phản ánh điều gì.

A. Mâu thuẫn trong xã hội

B. Sự sao chép của nghệ thuật cung đình

C. Cuộc sống ấm no của nhân dân

D. Những hoạt động thường ngày của nhân dân.

Câu 51: Hệ tư tưởng độc tôn dưới triều Nguyễn là?

A. Phật giáo     

B. Kitô giáo

C. Nho giáo     

D. Đạo giáo

Câu 52: Vua Gia Long đã chia đất nước thành:

A. Hai miền: miền Bắc và miền Nam

B. Ba miền: miền Bắc, mâu thuẫn và miền Nam

C. Ba vùng: Bắc thành, Gia Định và Trực Doanh

D. Ba trấn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

Câu 53: Tên gọi khác của bộ “Hoàng triều luật lệ” là?

A. Hình thư

B. Hoàng Việt luật lệ

C. Hình luật

D. Luật Hồng Đức

Câu 54: Ý nào “không” phản ánh đúng chính sách đối ngoại của triều Nguyễn?

A. Phục tùng nhà Thanh

B. Bắt Lào và Chân Lạp thần phục

C. Chủ trương thiết lập quan hệ giao ban với Mĩ

D. Thực hiện chính sách “đóng cửa” với các nước tư bản châu Âu

Câu 55: Nhiệm vụ sưu tầm, lưu trữ sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống dưới triều Nguyễn thuộc về

A. Quốc sử quán      B. Quốc sử viện             C. Quốc tử giám      D. Văn miếu

Câu 56: Giai cấp thống trị dưới triều Nguyễn gồm:

A. Vua quan, quý tộc, binh lính

B. Vua, quan lại, tướng lĩnh và thương nhân giàu có

C. Vua, địa chủ và cường hào

D. Vua, quý tộc, lãnh chúa phong kiến

Câu 57: Kết nối nhân vật lịch sử ở cột bên phải với địa danh ở cột bên trái cho phù hợp về các cuộc khởi nghĩa chống triều Nguyễn

1. Phan Bá Vành                                a) Phiên An (Gia Định)

2. Cao Bá Quát                                  b) Sơn Nam hạ (Nam Định, Thái Bình,…)

3. Lê Văn Khôi                                  c) Hà Nội, Hưng Yên

A. 1 – c, 2 – a, 3 – b.   

B. 1 – b, 2 – a, 3 – c.   

C. 1 – b, 2 – c, 3 – a.

D.  1 – a, 2 – b, 3 – c.

Câu 58: Ý không phản ánh đúng chính xác điểm khác biệt của phát triển đấu tranh của nông dân thời Nguyễn so với những triều đại trước?

A. Số lượng các cuộc đấu tranh lớn hơn rất nhiều

B. Diễn ra trên khắp cả nước, có cả các cuộc nổi dậy của binh lính, các dân tộc thiểu số,…

C. Diễn ra liên tục, phong trào này chưa chấm dứt thì phong trào khác lại nổi lên

D. Các phong trào diễn ra liên tục vào cuối triều đại

Câu 59: Người lãnh đạo cuộc nổi dậy của binh lính chống triều đình là

A. Phan Bá Vành     

B. Lê Văn Khôi

C. Cao Bá Quát                                 

D. Nông Văn Vân

Câu 60: Hai Câu ca dao từ thời Nguyễn: “Con ơi mẹ bảo con này/ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” cho chúng ta biết điều gì?

A. Tình yêu thương con của bà mẹ

B. Ví quan lại như bọn giặc cướp

C. Tệ tham quan ô lại dưới triều Nguyễn

D. Tình trạng nhân dân bị bóc lột tàn bạo.

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Lịch Sử 10 năm 2019-2020 Trường THPT Gia Hội. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?