Đề cương ôn tập cả năm môn Hóa 11

CHUYÊN ĐỀ 1. CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LI

A. PHẦN LÝ THUYẾT

I. SỰ ĐIỆN LI

- Sự điện li là quá trình các chất tan trong nước ra ion.

- Chất điện li mạnh: là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.

+ Những chất điện li mạnh: Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4 . . .các bazơ mạnh: KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 . . .và hầu hết các muối.

            HCl                  →          H+           +        Cl -

            Ba(OH)2                    →           Ba2+       +       2OH -

- Chất điện li yếu: là chất khi tan trong nước chỉ có một số phần tử hòa tan phân li ra ion, phần tử còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

+ Những chất điện li yếu: Là các axit yếu: CH3COOH, HClO, HF, H2S…các bazơ yếu: Mg(OH)2, Al(OH)3 . . .

CH3COOH     <=>        CH3COO -    +    H+

 

B. BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN GIẢI

I. Các công thức lien quan khi giải bài tập của chương

1. Tính nồng độ các ion trong dung dịch các chất điện li

\({\rm{[A]  =  }}\frac{{{n_A}}}{V}\) Trong đó:            

[A]: Nồng độ mol/l của ion A

nA: Số mol của ion A.

V: Thể tích dung dịch chứa ion A.

Câu 1. Trộn 100 ml dung dịch HNO3 0.1M với 100 ml dung dịch H2SO4 0.05M thu được dung dịch A.

a. Tính nồng độ các ion trong A.

b. Tính pH của dung dịch A.

c. Tính thể tích dung dịch NaOH 0.1M để trung hòa dung dịch A.

* Cách 1: Đây là cách mà chúng ta hay làm nhất từ trước đến nay đó là viết PTHH rồi tính toán dựa vào PTHH. 

* Cách 2: Ngoài cách giải trên, ta có thể vận dụng cách giải dựa vào PT ion thu gọn để giải. Đây là cách giải chủ yếu mà ta sử dụng khi giải các dạng bài tập về axit - bazơ củng như các dạng bài tập khác khi sử dụng PT ion thu gọn.

            

C. PHẦN BÀI TẬP CƠ BẢN

Câu 1. Viết PT điện li của các chất sau:

a. HNO3, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4, Ca(OH)2, Na2CO3, BaCl2, NaHCO3, H2S.

b. CuSO4, Na2SO4 , Fe2(SO4)3, NaHPO4, Mg(OH)2, CH3COOH, H3PO4, HF.

Câu 2. Viết PT phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) khi trộn lẫn các chất sau:

a. dd HNO3 và CaCO3 ­                      b. dd KOH và dd FeCl3          

c. dd H2SO4 và dd NaOH                   d. dd Ca(NO3)2  và dd Na2CO3         

e. dd NaOH và Al(OH)3                      f. dd Al2(SO4)3  và dd NaOHvừa đủ

g. dd NaOH và Zn(OH)2                     h. FeS và dd HCl                  

i. dd CuSO4 và dd H2S                        k. dd NaOH và NaHCO3                    

l. dd NaHCO3 và HCl                          m. Ca(HCO3)2 và HCl

 

CHUYÊN ĐỀ II. NITƠ - PHOTPHO

A. PHẦN LÝ THUYẾT

2. Tính chất hóa học

a. Tính axit

- Axit nitric là một axit mạnh. Có đầy đủ tính chất của một axit.

                                    CuO + 2HNO→ Cu(NO3)2 + H2O

                                    Ca(OH)2 + 2HNO→ Ca(NO3)2 + 2H2O

                                    CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)+ CO2 + H2O

b. Tính oxi hoá

- Axit nitric là một trong những axit có tính oxi hoá mạnh. Tuỳ thuộc vào nồng độ của axit và bản chất của chất khử mà HNO3 có thể bị khử đến một số sản phẩm khác nhau của nitơ.

* Với kim loại

- Khi tác dụng với kim loại có tính khử yếu như Cu, Pb, Ag,... HNO3 đặc bị khử đến NO2, còn HNO3 loãng bị khử đến NO.

3. Điều chế

a. Trong phòng thí nghiệm

            NaNO3(r) + H2SO4(đặc) → HNO3 + NaHSO4

b. Trong công nghiệp

- HNO3 được sản xuất từ amoniac. Quá trình sản xuất gồm ba giai đoạn :

+ Giai đoạn 1: Oxi hóa NH3 bằng oxi không khí tạo thành NO

            4NH3 + 5O→ 4NO + 6H2O

+ Giai đoạn 2: Oxi hoá NO thành NO2. 

            2NO + O2 → 2NO2

+ Giai đoạn 3: Chuyển hoá NO2 thành HNO3.

            4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung của tài liệu Đề cương ôn tập cả năm môn Hóa 11. Để xem toàn bộ nội dung đề kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải về máy tính. Hy vọng tài liệu này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

-- MOD HÓA Chúng tôi (tổng hợp)--

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?