Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh

Qua bài học giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ yêu nước được khắc họa bằng bút pháp nghệ thuật lãng mạn, giọng điệu hào hùng trong một tác phẩm tiêu biểu của Phan Chu Trinh và thấy được sự đóng góp của tác giả đối với nền văn học Việt Nam.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Tên: Phan Chu Trinh (1872 - 1926).
  • Quê quán: Tây Lộc, Tam Phước, Tam Kì. Quảng Nam.
  • Cuộc đời:
    • Ông là một chiến sĩ yêu nước và là một nhà thơ.
    • Ông bị bắt đi đày ra Côn Đảo (1908 - 1910).
    • Ông là người giỏi biện luận và có tài văn chương.
    • Thơ văn của ông thẫm tinh thần yêu nước và dân chủ.

b. Bố cục

Bài văn được chia làm 2 phần

  • Phần 1: Bốn câu thơ đầu: Công việc đập đá - tư thế, khí phách người tù.
  • Phần 2: Bốn câu sau: Ý chí kiên cường của nhà cách mạng trong cảnh tù đày.

c. Thể thơ

  • Thất ngôn bát cú Đường luật

1.2. Đọc hiểu văn bản

a. Công việc đập đá và khí phách của người tù cách mạng

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lẫy lừng làm cho lở núi non.

Xách búa đánh ta năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

  • Làm trai là quan niệm sống anh hùng của các bậc nam nhi dám chống chọi với gian nguy để làm nên sự nghiệp.
  • Trong hoàn cảnh tù đày, tác giả bày tỏ quan niệm làm trai → thể hiện lòng kiêu hãnh, bản lĩnh, tự khẳng định trách nhiệm của mình với non sông.

⇒ Khát vọng hành động mạnh mẽ làm rung chuyển núi sông, thay đổi vận mệnh của đất nước.

  • Cách dùng từ chọn lọc, đặc sắc, lối nói khoa trương, giọng điệu ngạo nghễ, hào sáng thể hiện tư thế hiên ngang, kiêu hãnh, làm chủ của người tù cách mạng.
  • Nghệ thuật đối, lối nói khoa trương, giọng thơ hùng tráng, dùng các động từ mạnh thể hiện khí phách lẫm liệt, ngang tàng đã biến công việc khổ sai cưỡng bức thành công cuộc chinh phục thiên nhiên đầy dũng mãnh. Dựng lên tượng đài uy nghi về người anh hùng.

b. Ý chí kiên cường của nhà cách mạng trong cảnh tù đày

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bề dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con.

  • Đối lập giữa thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng.
  • Đối lập giữa chí lớn của những con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước với những thử thách phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu.
  • Thấy mình có tinh thần cứng cỏi trung kiên, không sờn lòng đổi chí trước gian lao thử thách, có sức chịu đựng cả về thể xác lẫn tinh thần.
  • Nghệ thuật đối, lối nói khoa trương lãng mạn, hình ảnh ẩn dụ, sử dụng các từ láy nhằm khẳng định thử thách, gian khổ càng tôi luyện ý chí bền bỉ, dẻo dai, càng hun đúc tinh thần sắt son, kiên định của người chiến sĩ cách mạng.
  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Đập đá ở Côn Lôn giúp ta cảm nhận được một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nươc dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
    • Nghệ thuật

      • Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng.
      • Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ.
      • Lối nói khoa trương lãng mạn, sử dụng các từ láy.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề: Phân tích bài Đập đá ở Côn Lôn

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Giới thiệu về tác giả Phan Châu Trinh
  • Nêu vài đặc điểm chính về tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn.

2. Thân bài

  • Hình ảnh ngang tàng, khí phách của người anh hùng được thể hiện qua công việc đập đá:
    • Khẩu khí đầy ngang tàng, sừng sững của chí làm trai với lòng kiêu hãnh và khát vọng hành động mãnh liệt:

“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non”

  • Hình ảnh người tù đẹp đẽ, hùng tráng. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong tư thế ngạo nghễ, vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến một công việc  lao động khổ sai thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì.
    • Xách búa đánh tan
    • Ra tay đạp bể
  • ý chí chiến đấu sắc son của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày.
    • Tháng ngày gian khổ chỉ càng làm tôi luyện sức chịu đựng bền bỉ, dỏe dai, hun đúc ý chí chiến đấu sắc son.
    • Tự thấy mình có tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng, đổi chí trước gian lao thử thách. Có sức chịu đựng mãnh liệt cả về thể xác lẫn tin thần. Thể hiện sự bất khuất trước gian nguy. Trung thành với lí tưởng yêu nước.
    • Những người có gan làm chuyện lớn khi phải chịu cảnh tù đày chỉ là việc nhỏ.Tự hào kiêu hãnh công việc mình theo đuổi.

3. Kết bài

  • Khái quát lại những nội dung cơ bản và giá trị nghệ thuật bài Đập đá ở Côn Lôn.

3. Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn

Tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn đã khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ dù lâm vào cảnh tù đày vẫn giữ tư thế hiên ngang, giữ vững khí phách của người chiến sĩ cách mạng, làm nên một phong thái ung dung giữa muôn trùng khó khăn củacuộc sống. Để dễ dàng nắm được những kiến thức cần đạt khi học tiết văn nầy, các em có thể tham khảo bài soạn Đập đá ở Côn Lôn.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn có giọng điệu hào hùng, sảng khoái của con người coi thường gian nguy, xem khinh kẻ địch. Đó là tư thế của những người chiến thắng, “đứng trên đầu thù”. Phan Châu Trinh nhà yêu nước vĩ đại, người chiến sĩ bất khuất hiên ngang đã đi vào lịch sử của dân tộc. Để nắm được nội dung cũng như cách viết hoàn thiện một bài văn về văn bản này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?