Dàn ý bài văn tả nhân vật trong truyện cổ tích - Văn mẫu lớp 5

Đề bài: Em hãy lập dàn ý cho bài văn tả về một nhân vật trong truyện cổ tích mà em biết.

Gợi ý làm bài:

1. Dàn ý số 1

a. Mở bài:

- Giới thiệu nhân vật

- Em đã từng đọc rất nhiều những câu truyện cổ tích hấp dẫn nhưng truyện cổ tích mà em thích nhất có lẽ là truyện "Cô bé Lọ Lem". Cứ mỗi lần đọc câu truyện này, trong tâm trí em lại hiện lên hình ảnh của cô bé Lọ Lem hiền dịu và xinh đẹp vô cùng.

b. Thân bài:

* Ngoại hình nhân vật

- Dáng người thanh mảnh, bộ quần áo đầy những vết vá và cả những vết tro bếp cũng không làm mất đi nét đẹp của nàng

- Khuôn mặt trái xoan cùng làn da trắng hồng mịn màng nổi bật với mái tóc óng ả được buộc gọn gàng sau lưng

- Đôi mắt bồ câu đen láy long lanh ẩn dưới hàng mi cong dài trông rất cuốn hút

- Sống mũi cao dọc dừa, cùng đôi môi hồng khiến cho gương mặt nàng thanh thoát vô cùng

- Đôi lông mày lá liễu điểm thêm lên gương mặt nét sắc sảo, hài hòa

- Những vết tro bếp vô tình dính trên gương mặt vì nàng phải làm lụng vất vả cũng không làm mất đi vẻ đẹp thanh tú của nàng

* Hoạt động của nhân vật

- Nàng bước đi rất nhẹ nhàng, thanh thoát, thật giống như một vị tiểu thư khuê các chứ không phải một cô hầu luôn tất bật với việc nhà

- Nàng luôn tay, luôn chân làm việc, từ giặt giũ, lau dọn, nấu ăn đến chăm sóc cho đàn gà, đàn ngựa

- Đôi tay nàng bận bịu với chổi, với bếp nhưng nàng luôn cất tiếng hát lạc quan

- Tiếng hát của nàng hay và trong trẻo đến mức những chú chim cũng bay đến bên ô cửa và cất tiếng hót hòa cùng điệu nhạc

- Làm lụng vất vả khiến gương mặt, tấm áo và cả đôi bàn tay thon dài lấm lem, vì vậy người ta mới gọi nàng là Lọ Lem

- Lọ Lem còn rất khéo tay, không chỉ nấu những bữa ăn ngon, mà nàng còn biết khâu vá, nàng tự khâu cho mình những chiếc váy đẹp dù là từ vải đã cũ

- Trong đêm dạ hội, nàng xinh đẹp, lộng lẫy trong chiếc váy cùng đôi giày pha lê mà bà tiên đã ban tặng cho nàng

- Trong điệu nhảy cùng với hoàng tử, nàng khiến mọi người xung quanh phải thán phục bởi sắc đẹp và những bước nhảy thanh thoát uyển chuyển vô cùng

- Trải qua bao bất trắc, nàng đã trở thành công chúa, thế nhưng dù đã có thể trừng phạt mụ dì ghẻ độc ác và hai người chị kế nhưng nàng lại quyết định tha thứ cho họ

c. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật

- Nàng Lọ Lem không chỉ đẹp mà còn là một người con gái chăm chỉ, tốt bụng, xứng đáng được hưởng niềm hạnh phúc cuối cùng. Những phẩm chất của nàng chính là những điều mà bất cứ ai cũng nên có. Em rất yêu thích nhân vật Lọ Lem, em ước một ngày sẽ được gặp nàng trong cuộc sống thực.

2. Dàn ý số 2

a. Mở bài: 

- Giới thiệu nhân vật trong truyện cổ tích

- Ví dụ: Em rất thich đọc truyện cổ tích, mỗi câu truyện cổ tích mang lại cho em một bài học khác nhau. Truyện “Cô bé choàng khăn đỏ” dạy chúng ta không nên tin người lạ, cây tre trăm đốt dạy ta rằng sự thông minh luôn đúng, rồi chuyện Thạch Sanh dạy chúng ta quả báo của những người ác độc,…. Em thích nhất là câu chuyện Tấm Cám, câu chuyện nói về nhân vật Tấm, em rất thích nhân vật này.

b. Thân bài: tả nhân vật trong truyện cổ tích

* Tả bao quát nhân vật trong truyện cổ tích

  • Nhân vật Tấm xuất hiện trong truyện cổ tích Tấm Cám
  • Một nhân vật bị chịu thiệt thòi
  • Là một nhân vật đại diện cho cái thiện

* Tả chi tiết nhân vật trong truyện cổ trích

- Tả ngoại hình của nhân vật trong truyện cổ tích

  • Cô Tấm là một nhân vật xinh đẹp
  • Cô là hiện thân của nhân vật đảm đang
  • Cô Tấm mặc một chiếc áo dài tứ thân
  • Cô Tấm là người tài năng

- Tả tính tình của nhân vật trong truyện cổ tích

  • Cô Tấm rất hiền lành
  • Cô Tấm luôn giúp đỡ mọi người
  • Cô Tấm không so đo hơn thua
  • Cô Tấm luôn yêu thương và quan tâm mọi người.
  • Cô rất yếu thương động vật

- Tả hoạt động của nhân vật trong truyện cổ tích:

  • Cô Tấm giỏi tất cả việc nhà và việc đồng áng
  • Cô làm tất cả mọi việc mà dì ghẻ sai bảo
  • Cô luôn siêng năng và cần cù

c. Kết bài: 

- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật trong truyện cổ tích

- Ví dụ: Em rất thích nhân vật cô Tấm. Cô Tấm là một hiện thân của một con người xinh đẹp và giỏi giang.

3. Dàn ý số 3

a. Mở bài:

* Giới thiệu nhân vật:

- Thạch Sanh trong truyện cổ Thạch Sanh.

- Là một dũng sĩ tài ba và đức độ.

b. Thân bài:

* Tả hình ảnh của dũng sĩ Thạch Sanh:

+ Ngoại hình:

- Cao lớn, khoẻ mạnh, đầu chít khăn, quanh năm ở trần, đóng khố.

- Có sức khoẻ hơn người. Gánh củi của Thạch Sanh lớn gấp mấy lần gánh củi của người khác.

+ Tính cách:

- Chăm chỉ siêng năng.

- Thật thà, chất phác, cả tin.

- Thích làm việc nghĩa.

- Độ lượng, thương người.

+ Tài năng:

- Võ nghệ cao cường.

- Phép thuật tinh thông.

- Chiến thắng được chằn tinh và đại bàng.

c. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em dối với nhân vật Thạch Sanh:

- Yêu mến và khâm phục chàng dũng sĩ tài đức vẹn toàn.

- Thạch Sanh là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp lí tưởng mà người xưa mơ ước.

4. Dàn ý số 4

a. Mở bài:

- Dẫn dắt giới thiệu về nhân vật được miêu tả.

- Tôi yêu truyện cổ nước tôi. Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Truyện cổ tích là những câu chuyện rất đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta, luôn theo ta từ thời ấu thơ đến khi trưởng thành. Và hẳn trong mỗi người đều có một nhân vật mà mình yêu mến. Đối với tôi ấn tượng hơn cả là hình ảnh cô Tâm dịu hiền.

b. Thân bài:

* Miêu tả ngoại hình

  • Trong ấn tượng của tôi, cô Tấm là một cô gái vô cùng xinh đẹp
  • Cô có làn da trắng hồng, mịn màng.
  • Mái tóc dài đen nhánh rất mượt luôn được quấn gọn gàng trên cái mần đội đầu • Đôi mắt cô đen láy, luôn ánh lên vể dịu dàng, hiền hậu.
  • Giọng nói thì nhẹ nhàng, uyển chuyển mà thanh thoát
  • Cô mặc bộ áo tứ thân màu nâu giản dị với dáng người mảnh mai thướt tha.
  • Đôi tay cô nhỏ nhắn với những ngón tay thon dài làm việc rất khéo léo, tỉ mỉ.

* Miêu tả tính tình, phẩm chất

  • Cô là một người biết nhẫn nhịn chịu đựng. Từ nhỏ đã mồ côi mẹ, phải sống trong sự đối xử bất công của dì ghẻ, làm việc suốt ngày nhưng cô không hề than phiền, kêu ca.
  • Cô là người con gái hiền dịu, nết na, hay lam hay làm.
  • Cô là một người con hiếu thảo, ngày giỗ cha còn tự mình trèo lên cây cau để hái cau thờ cha.
  • Cô có một sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
  • Dù bị mẹ con Cám hãm hại bao nhiêu lần, cô đều tái sinh trở lại một cách thần kì, đẹp đẽ.

c. Kết bài:

- Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân.

- Thật sự mà nói, nhân vật cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám đã theo tôi cả một thời thơ ấu, đem đến cho tôi bao điều tốt đẹp. Từ cô tôi hiểu rằng con người phải sống nhân hậu, tình nghĩa; ở hiền gặp lành. Và có lẽ cả sau này khi đã trưởng thành, những bài học ấy sẽ mãi theo tôi, nâng bước tôi trong cuộc đời.

------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?