Đại cáo bình Ngô - Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi

Chúng tôi mời các em cùng tìm hiểu về một nhân cách lớn của thời đại, một cây đại thụ vĩ đại của nền văn học dân tộc qua bài giảng Đại cáo bình Ngô - Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi. Hi vọng, các em sẽ thấu hiểu và tự hào hơn về tác gia Nguyễn Trãi: một nhà văn chính luận kiệt xuất, một nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt. Chúc các em có thêm một bài học hay và thú vị.

Tóm tắt bài

1.1. Cuộc đời

  • Nguyễn Trãi (1380 - 1442); hiệu Ức Trai; quê quán: Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương), sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây)
  • Nguyễn Trãi xuất thân từ gia đình nho giáo có truyền thống yêu nước, truyền thống thơ ca lâu đời: cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo đỗ thái học sinh; mẹ là Trần Thị Thái, con gái Tư đồ Trần Nguyên Đán, một quý tộc yêu nước đời Trần. Cha và ông Ngoại là những người có ảnh hưởng rất lớn đến Nguyễn Trãi.
  • Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ
  • Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, cha ông bị bắt sang Trung Quốc. Chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Trãi sống ẩn náu trong dân gian 10 năm dài
  • Năm 1416, Nguyễn Trãi trốn vào Thanh Hóa dâng "Bình Ngô sách" cho Lê Lợi tại Lỗi Giang. Trong suốt 10 năm khởi nghĩa Nguyễn Trãi là cộng sự đắc lực của Lê Lợi. Chứng tỏ tài năng chính trị, ngoại giao, góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
  • Năm 1428, hòa bình lập lại, Nguyễn Trãi hăm hở bắt tay vào việc xây dựng đất nước nhưng bị nghi oan, bị bắt, sau đó được tha nhưng không còn được vua tin dùng
  • Năm 1439, ông từ quan về sống ẩn dật tại Côn Sơn
  • Năm 1440, Nguyễn Trãi được Lê Thái Tông mời ra giúp nước
  • Năm 1442, ông bị vu oan giết vua và lãnh án tru di tam tộc, hơn 20 năm sau, vua Lê Thánh Tông giải oan cho Nguyễn Trãi và cho người tìm di cảo thơ văn của ông.
  • Có thể nói Nguyễn Trãi là bậc anh hùng của dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, danh nhân văn hóa thế giới nhưng cũng là một con người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong chế độ phong kiến Việt Nam

1.2. Sự nghiệp văn thơ

a. Những tác phẩm chính

  • Tác phẩm chính: Nguyễn Trãi đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị trên nhiều lĩnh vực, trong sáng tác chữ Hán hay chữ Nôm, văn chính luận hay thơ trữ tình đều có những thành tựu nghệ thuật lớn.
    • Chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập. Bình Ngô Đại Cáo
    • Chữ Nôm: Quốc âm thi tập (254bài)
    • Cuốn dư địa chí → bộ sách địa lí cổ nhất ở VN.

→ Nguyễn Trãi là một tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, văn chính luận , trữ tình .....

b. Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất

  • Là nhà văn chính luận xuất sắc nhất trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam
    • Tác phẩm tiêu biểu:
      • Bình Ngô đại cáo
      • Quân trung từ mệnh tập – có sức mạnh băøng 10 vạn quân (Phan Huy Chú)
    • Tư tưởng chủ đạo: Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

⇒ Là nhà văn chính luận bậc thầy, luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ, giọng điệu linh hoạt

c. Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc

  • Tác phẩm tiêu biểu:
    • Ức Tri thi tập
    • Quốc âm thi tập
  • Nội dung:
    • Thể hiện hình ảnh con người bình thường – con người trần thế thống nhất hào quyện với con người anh hùng vĩ đại.
    • Lí tưởng nhân nghĩa yêu nước kết hợp thương dân.
    • Thể hiện phẩm chất thanh cao của ngưiơì quân tử.
    • Đau nỗi đau con người, yêu tình yêu của con người.
    • Khát khao dân giàu nước mạnh, yên ấm, thái bình .
    • Trân trọng tình cảm vua tôi, gia đình, quê hương, bạn bè .
    • Tình cảm thiên nhiên phong phú. 
  • Nghệ thuật:
    • Có cống hiến đặc biệt trong thơ Nôm: sáng tạo thơ lục ngôn.
  • Kết luận

    • Nguyễn Trãi là kết tinh truyền thống văn học Lí - Trần, đồng thời mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới
    • Văn chương Nguyễn Trãi hội tụ cả hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo
    • Văn chương Nguyễn Trãi có những đóng góp lớn ở cả hai bình diện cơ bản nhất là thể loại và ngôn ngữ

⇒ Là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt. Ông đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, góp phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu đẹp.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề: Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam

Gợi ý làm bài

  • Các em có thể tham khảo những gợi ý dưới đây
    • Nguyễn Trãi là một nhà văn, nhà thơ lớn kết tinh, mở đường cho sự phát triển của văn học.
    • Sáng tác của Nguyễn Trãi là sự kết tinh thành tựu của văn học Lí - Trần: kết tinh nội dung yêu nước và nhân đạo, kết tinh thành tựu về thể loại và ngôn ngữ
    • Nguyễn Trãi là người mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới của văn học. Ông là văn chính luận kiệt xuất. Với Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi đưa văn chương chính luận lên đỉnh cao rực rỡ "vô tiền khoáng hậu" trong thời trung đại. Nguyễn Trãi là người khai sáng văn học tiếng Việt. Bắt đầu từ Nguyễn Trãi, với Quốc âm thi tập, văn học Việt Nam chính thức xuất hiện dòng văn học chữ Nôm song song tồn tại và phát triển cùng văn học chữ Hán. Nguyễn Trãi là người "xây dựng một lối thơ Việt Nam", đem đến cho văn học dân tộc một thể loại mới là thơ Nôm đường luật.

3. Bài soạn Đại cáo bình Ngô - Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi là người tận trung ái quốc, yêu mến quê hương đất nước thiết tha, là nhà quân sự tài ba, là nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Nguyễn Trãi đúng là một đại văn hào của dân tộc, có nhiều đóng góp lớn cho dân tộc nhưng lại là người chịu nhiều bất hạnh oan uổng nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Để hiểu hơn về tác giả Nguyễn Trãi, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Đaị cáo bình Ngô.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?