Chuyên đề Khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản môn Địa Lý 8 năm 2021

KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

 

1. LÝ THUYẾT

a. Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản

- Nước ta có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau.

- Phần lớn các khoáng sản của nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ.

- Một số loại tiêu biểu: than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crom, đồng, thiếc, bôxit,…

b. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản

- Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi do đó cần phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Em hãy tìm trên hình một số mỏ khoáng sản lớn và cho biết địa phận trực thuộc của nó.

Trả lời:

- Mỏ than (Quảng Ninh), dầu khí (Bạch Hổ, mỏ Rồng, Đại Hùng), apatit (Lào Cai), đá vôi (Lạng Sơn, Quảng Ninh), sắt (Thái Nguyên), Crôm (Thanh Hóa), đồng (Sơn La), thiếc (Nghệ An), boxit (Tây Nguyên).

Câu 2: Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta.

Trả lời

Nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên khoáng sản nước ta:

-  Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý...)

- Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.

- Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đến nay, số lượng khoáng sản mà ngành địa chất đã thăm dò, phát hiện được ở Việt Nam là

  1. 80 loại
  2. 60 loại
  3. 50 loại
  4. 40 loại

Câu 2: Nhận xét nào sau đây đúng và đầy đủ về tài nguyên khoáng sản của nước ta?

  1. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản.
  2. Việt Nam là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, nhưng có có một số mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn.
  3. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ.
  4. Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố rộng khắp trên cả nước.

Câu 3: Lịch sử hình thành lãnh thổ nước ta lâu dài và phức tạp với các chu kì tạo núi, các hoạt động mác-ma, bóc mòn, bồi tụ đã để lại cho chúng ta hiện nay

  1. Nhiều mỏ khoáng sản ngoại sinh.
  2. Nhiều mỏ khoáng sản nội sinh,
  3. Tất cả đều đúng.
  4. Tất cả đều sai

Câu 4: Khoáng sản được hình thành trong những điều kiện địa chất và cổ địa lí rất lâu dài và tồn tại dưới dạng

  1. Rắn
  2. Lỏng
  3. Khí
  4. Tất cả đều đúng

Câu 5: Nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta có nhiều loại, phần lớn có trữ lượng

  1. Nhỏ
  2. Vừa và nhỏ
  3. Lớn
  4. Rất lớn

Câu 6: Các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là

  1. Than, dầu mỏ, khí đốt.
  2. Bôxit, apatit.
  3. Đá vôi, mỏ sắt.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 7: Ý nào không đúng về vai trò của việc khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản?

  1. Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi được.
  2. Một số khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt,
  3. Khai thác sử dụng còn lãng phí.
  4. Khoáng sản nước ta còn trữ lượng rất lớn

Câu 8: Giai đoạn Tân kiến tạo, đồng bằng nào ở nước ta tập trung nhiều than bùn?

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Đồng bằng sông Cửu Long,
  3. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
  4. Đồng bằng Bắc Trung Bộ

Câu 9: Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam

  1. Vàng, kim cương, dầu mỏ.
  2. Dầu khí, than, sắt, uranium.
  3. Than, dầu khí, apatit, đá vôi.
  4. Đất hiếm, sắt, than, đồng.

Câu 10: Trong giai đoạn Tiền Cambri đã hình thành các mỏ khoáng sản

  1. Than, dầu khí, apatit, đá vôi.
  2. Than chì, đồng, sắt, đá quý.
  3. Than chì, dầu khí, crom, thiếc.
  4. Vàng, dầu khí, kim cương, đá quý.

Câu 11: Giai đoạn nào có nhiều vận động tạo núi sản sinh nhiều khoáng sản?

  1. Giai đoạn Tiền Cambri.
  2. Giai đoạn cổ kiến tạo.
  3. Giai đoạn Tân kiến tạo.
  4. Giai đoạn Trung Sinh

Câu 12: Mỏ bôxít được phát hiện ở nhiều nơi nhưng tập trung thành mỏ có trữ lượng lớn ở

  1. Cao Bằng
  2. Lạng Sơn.
  3. Tây Nguyên.
  4. Lào Cai

Câu 13: Trong giai đoạn Cổ kiến tạo đã hình thành các mỏ khoáng sản

  1. Apatit, than, sắt, thiếc, titan
  2. Chì, đồng, vàng, đá quý.
  3. Apatit, dầu khí, crom, thiếc.
  4. Vàng, dầu khí, kim cương, đá quý.

Câu 14: Trong giai đoạn Tân kiến tạo đã hình thành các mỏ khoáng sản chủ yếu ở các khu vực

  1. Vùng nền cổ Việt Bắc
  2. Khu vực Bắc
  3. Vùng nền Kom Tum
  4. Thềm lục địa, dưới đồng bằng châu thổ và Tây Nguyên.

Câu 15: Trong giai đoạn Tân kiến tạo đã hình thành các mỏ khoáng sản chủ yếu

  1. Than chì, đồng, sắt, đá quý.
  2. Dầu khí, than nâu, than bùn, bôxit.
  3. Than, dầu khí, apatit, đá vôi.
  4. Dầu khí, than đá, sắt, đồng.

Câu 16: Than phân bố chủ yếu ở

  1. Đông Bắc
  2. Đông Nam Bộ
  3. Tây Nguyên
  4. Tây Bắc

Câu 17: Bôxit phân bố chủ yếu ở

  1. Tây Bắc
  2. Tây Nguyên
  3. Đồng bằng sông Hồng
  4. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 18: Dầu mỏ và khí đốt phân bố chủ yếu ở

  1. Các đồng bằng
  2. Bắc Trung Bộ
  3. Việt Bắc
  4. Thềm lục địa

Câu 19: Khoáng sản là tài nguyên

  1. Là tài nguyên vô tận
  2. Là tài nguyên có thể tái tạo được.
  3. Là tài nguyên không thể phục hồi
  4. Là tài nguyên không cần sử dụng hợp lý.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?