Chuyên đề Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song môn Vật Lý 10

CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG

 

I. LÝ THUYẾT

1. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực

a) Điều kiện cân bằng

    Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.

\(\overrightarrow {{F_1}} = - \overrightarrow {{F_2}} \)

b) Xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng bằng phương pháp thực nghiệm

    Buộc dây lần lượt vào hai điểm khác nhau trên vật rồi lần lượt treo lên. Khi vật đứng yên, vẽ đường kéo dài của dây treo. Giao điểm của hai đường kéo dài này là trọng tâm của vật. Kí hiệu là G.

    Trọng tâm G của các vật phẳng, mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật.

2. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song

a) Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy

    Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải trượt hai vec tơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.

b) Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song

Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực không song song ở trạng thái cân bằng thì:

+ Ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy.

+ Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.

3. Một số hiện tượng liên quan

II. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Một chất điểm ở trạng thái cân bằng khi gia tốc của nó

A. không đổi.

B. giảm dần.

C. tăng dần.

D. bằng 0.

Câu 2: Để xác định điều kiện cân bằng của chất điểm, người ta dựa vào định luật nào sau đây?

A. Định luật I Niu-tơn.

B. Định luật II Niu-tơn.

C. Định luật III Niu-tơn.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 3: Một vật chịu tác dụng của hai lực  \(\overrightarrow {{F_1}} \) và  \(\overrightarrow {{F_2}} \), lực  \(\overrightarrow {{F_1}} \) nằm ngang hướng sang phải có độ lớn 10 N. Để vật ở trạng thái cân bằng thì lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) có đặc điểm là

A. cùng giá, cùng chiều, có độ lớn 10 N.

B. nằm ngang, hướng sang trái, có độ lớn 10 N.

C. nằm ngang, hướng sang phải, có độ lớn 10 N.

D. cùng giá, hướng sang trái, độ lớn 10 N.

Câu 4: Một cây cột đồng chất khối lượng m được giữ bởi hai sợi dây L1, Lnhư hình 17.1. Phản lực của mặt đất tác dụng lên cột

A. phụ thuộc vào lực căng các sợi dây nhưng không có thành phần nằm ngang.

B. phụ thuộc vào lực căng các sợi dây và có thành phần nằm ngang cũng phụ thuộc vào hệ số ma sát giữa cột và đất.

C. có một thành phần nằm ngang mà nó không phụ thuộc vào lực căng các sợi dây.

D. không thể mô tả bằng các câu trên.

Hình vẽ hướng dẫn giải:

Câu 5: Chọn phương án đúng

Muốn cho một vật đứng yên thì

A. hợp lực của các lực đặ vào vật không đổi.

B. hai lực đặt vào vật ngược chiều.

C. các lực đặt vào vật phải đồng quy.

D. hợp lực của các lực đặt vào vật bằng 0.

Câu 6: Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là

A. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.

B. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.

C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.

D. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.

----------

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song môn Vật Lý 10 năm 2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?