CHUYÊN ĐỀ BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
I. LÝ THUYẾT
1. Khảo sát chuyển động ném ngang
a) Chọn hệ trục tọa độ và gốc thời gian
Chọn hệ trục tọa độ Đề - các xOy, trục Ox hướng theo vectơ vận tốc \(\vec v_0\) , trục Oy hướng theo vectơ trọng lực \(\vec P\)
Gốc thời gian lúc bắt đầu ném.
b) Phân tích chuyển động ném ngang
Chuyển động của các hình chiếu Mx và My trên các trục Ox và Oy gọi là các chuyển động thành phần của vật M.
Chuyển động theo phương ngang Ox gọi là chuyển động thẳng đều.
Chuyển động theo phương thẳng đứng Oy gọi là chuyển động rơi tự do.
- Vận tốc – Gia tốc
+ Trên trục Ox ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l} {v_{0x}} = {v_0}\\ {{\rm{a}}_{\rm{x}}} = 0\\ {v_x} = {v_0} \end{array} \right.\)
+ Trên trục Oy ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l} {v_{0y}} = 0\\ {{\rm{a}}_y} = g\\ {v_y} = gt \end{array} \right.\)
- Phương trình chuyển động của vật:
\(\left\{ \begin{array}{l} x = {v_0}t\\ y = \frac{{g{t^2}}}{2} \end{array} \right.\)
2. Xác định chuyển động của vật
a) Dạng của quỹ đạo và vận tốc của vật
- Phương trình quỹ đạo:
\(y = \frac{g}{{2{v_0}^2}}{x^2}\)
⇒ Quỹ đạo của chuyển động ném ngang có dạng Parabol
- Phương trình vận tốc:
\(v = \sqrt {{{(gt)}^2} + {v_0}^2} \)
b) Thời gian chuyển động
Thời gian chuyển động bằng thời gian rơi tự do của vật được thả từ cùng độ cao:
\(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
c) Tầm ném xa
L là tầm ném xa tính theo phương ngang. Ta có:
\(L = {x_{\max }} = {v_0}t = {v_0}\sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
3. Thí nghiệm kiểm chứng
Bi B được thanh thép đàn hồi ép vào vật đỡ. Khi dùng búa đập vào thanh thép, thanh thép gạt bi A rời khỏi vật đỡ, đồng thời không ép vào bi B nữa làm bi B rơi.
Sau khi búa đập vào thanh thép, bi A chuyển động ném ngang còn bi B rơi tự do. Cả hai đều chạm đất cùng một lúc.
4. Một số hiện tượng liên quan
II. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Viên bi A khối lượng gấp đôi viên bi B. Cùng lúc, từ mái nhà, bi A được thả rơi không vận tốc đầu, bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Hai viên bi chạm đất cùng lúc
B. Viên bi A chạm đất trước
C. Viên vi B chạm đất trước
D. Chưa đủ thông tin để trả lời.
Câu 2: Một vật được ném ngang ở độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Sau 5s vật chạm đất. Độ cao h bằng
A. 100 m.
B. 140 m.
C. 125 m.
D. 80 m.
Câu 3: Một vật được ném ngang ở độ cao 45 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Thời gian vật rơi tới khi chạm đất là
A. √3 s.
B. 4,5 s.
C. 9 s.
D. 3 s.
Câu 4: Một viên bi được ném theo phương ngang với vận tốc 2 m/s từ độ cao 5 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Tầm ném xa của viên bi là
A. 2,82 m.
B. 1 m.
C. 1,41 m.
D. 2 m.
...
------( Để xem đầy đủ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Chuyên đề Bài toán về chuyển động ném ngang môn Vật Lý 10 năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !