Chuyên đề các quy luật di truyền khác chi phối sự biểu hiện của một tính trạng và hai tính trạng Sinh học 9

CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN KHÁC CHI PHỐI

SỰ BIỂU HIỆN CỦA MỘT TÍNH TRẠNG VÀ HAI TÍNH TRẠNG

 

I. DI TRUYỀN ĐỒNG TRỘI

  • Nội dung: Trong kiểu gen của 1 cơ thể có 2 gen trội alen với nhau cùng biểu hiện tính trạng

VD: ở người, tính trạng nhóm máu A, B, O dược quy định bởi một gen có 3 alen là IA, IB, IO. Sự tổ hợp của từng nhóm 2 alen với nhau tạo nên trong quần thể người các kiểu hình tương ứng với các kiểu gen sau

           Kiểu hình                                                  Kiểu gen

       - Nhóm máu A                                             IA IA, IA IO

       - Nhóm máu B                                              IB IB, IB IO

       - Nhóm máu O                                              IO IO

       - Nhóm máu AB                                            IAIB

  • Cơ chế: Có hiện tượng 6 kiểu gen tương ứng 4 kiểu hình vì gen này có 3 alen mà mối quan hệ giữa các alen lại không như nhau:

       + IA trội hoàn toàn với IO

       + IB trội hoàn toàn với IO

       + IA, IB  tương đương

       + IO là gen lặn

Như vậy IA, IB là đồng trội so với IO

II. HIỆN TƯỢNG GEN GÂY CHẾT

  • Gen gây chết là gen ảnh hưởng không thuận lợi đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật do vậy làm giảm sức sống hay gây chết cho cơ thể mang nó
  • Có 3 nhóm:
    • Gen gây chết hoàn toàn: là gen làm chết hoàn toàn các các thể mang nó
    • Gen nửa gây chết: là gen làm chết nhiều hơn 50% nhưng ít hơn100% số thể đồng hợp mang nó
    • Gen giảm sống: là gen làm chết dưới 50% số thể đồng hợp mang nó

→ Tuy nhiên sự phân chia cũng mang tính qui ước vì một gen có thể gây chết hoàn toàn trong điều kiện này nhưng klại là nửa gây chết trong điều kiện khác

  • Tổ hợp gen gây chết có thể là đồng hợp trội hoặc đồng hợp lặn

VD:        P               Chép trần        x              Chép trần

                                     Aa                                     Aa

               F1       KG              1AA     :   2Aa   :  1aa                   

                         KH               1 chết : 2 trần : 1 vảy                

               P               Chép trần        x              Chép vảy

                                     Aa                                    aa

               F1       KG              1Aa   :  1aa                   

                         KH              1 trần : 1 vảy      

III. DI TRUYỀN TẾ BÀO CHẤT         

  • Nội dung: Các tính trạng do gen trong tế bào chất chi phối được di truyền theo dòng mẹ
    • VD: Cho hai giống hoa loa kèn có mầm màu xanh và mầm màu vàng lai với nhau
  • Các phép lai:

     Lai thuận:       P            Hoa loa kèn xanh    x     Hoa lao kèn vàng

                            F                        Đồng tính loa kèn xanh

     Lai nghịch:     P            Hoa loa kèn vàng    x     Hoa lao kèn xanh

                            F                        Đồng tính loa kèn vàng

  • Cơ chế: Hợp tử chứa tế bào chất của trứng là chủ yếu, của tinh trùng không đáng kể, tế bào chất là môi trường chứa đựng những điều kiện cho các gen trong tế bào chất hoạt động và biểu hiện
  • Đặc điểm cơ bản:
    • Lai thuận nghịch kết quả biểu hiện kiểu hình ở đời lai thay đổi
    • Các tính trạng di truyền qua tế bào chất không tuân theo các quy luật của thuyết di truyền NST vì tế bào chất không được phân chia đồng đều cho các tế bào con theo  quy luật di truyền chặt chẽ như gen nhân
    • Các tính trạng di truyền qua tế bào chất được truyền theo dòng mẹ nhưng không phải tất cả  các tính trạng di truyền theo dòng mẹ đều liên quan đến các gen trong tế bào chất
    • Tế bào là một đơn vị di truyền trong đó nhân đóng vai trò chính nhưng tế bào chất cũng đóng vai trò nhất định. Hai hệ thống di truyền qua NST  và di truyền ngoài NST tác động qua lại lẫn nhau đảm bảo cho sự  tồn tại, sinh trưởng và phát triển của cơ thể.

IV. DI TRUYỀN ĐA HIỆU (một gen quy định nhiều tính trạng)

VD: - Đậu Hà Lan: hoa màu tím thì hạt màu nâu, nách lá có chấm đen  còn hoa màu trắng thì hạt màu nhạt, nách lá không có chấm đen

        - Ruồi giấm cánh dài thì có đốt thân dài còn cánh ngắn thì có đốt thân ngắn

Sơ đồ lai:

               P               Ruồi giấm cánh dài        x           Ruồi giấm cánh ngắn

                                   đốt thân dài                                     đốt thân ngắn

                                       Aa                                                         aa

              G                     A, a                                                         a

               F1       KG                            1Aa   :  1aa                   

                         KH                    1 cánh dài, đốt thân dài

                                                  1 cánh ngắn, đốt thân ngắn      

V. CÂU HỎI LÝ THUYẾT TỔNG HƠP PHẦN CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN

1. Men Đen có những cống hiến gì cho di truyền học?

2. Trình bày các phép lai thường dùng trong nghiên cứu di truyền?

3. So sánh quy luật phân li và quy luật phân li độc lập?

4. Biến dị tổ hợp là gì? nêu cơ chế tạo ra biến dị tổ hợp?

5. Lai phân tích là gì? Vì sao sử dụng phép lai phân tích lại phát hiện ra quy luật di truyền liên kết và hoán vị gen? Nếu không dùng lai phân tích thì có thể xác định được được tần số HVG hay không? cho VD minh hoạ?

6. Sự di truyền của hai cặp gen không alen phân li độc lập cho tỉ lệ 9 : 6 : 1 và 12 : 3 : 1 có điểm gì giống và khác nhau?

7. Trình bày  những đặc điểm giống và khác nhau giữa quy luật phân li độc lập và liên kết gen?

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Chuyên đề các quy luật di truyền khác chi phối sự biểu hiện của một tính trạng và hai tính trạng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?