Bài học
-
Ở lớp dưới chúng ta đã được học, vật chất được cấu tạo từ các phân tử và nguyên tử vô cùng bé. Nhưng tại sao các vật vẫn giữ được các hình dạng và kích thước dù các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động? Để trả lời cho câu hỏi trên, mời các em cùng theo dõi Bài 28: Cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí để tìm ra câu trả lời nhé. Chúc các em học tốt !
-
Bằng cách làm nào có thể kiểm tra lại được mối liên hệ giữa áp suất và thể tích trong 1 lượng khí nhất định ? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi trên. Mời các em cùng theo dõi Bài 29: Quá trình đẳng nhiệt và định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt nhé!
-
Tương tự như quá trình đẳng nhiệt đã học ở bài trước, hôm nay, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về một loại đẳng quá trình, đó là quá trình đẳng tích, cùng với đó là một định luật khá quan trọng trong chương chất khí - Định luật Sác-lơ. Định luật Sac-lơ có những đặc điểm và tính chất gì khác so với định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ôt ? Nó có những ứng dụng quan trọng gì trong đời sống của chúng ta ? Mời các em cùng theo dõi nội dung bài mới: Bài 30: Quá trình đẳng tích và định luật Sác-lơ nhé!
-
Ở các bài học trước các em đã được tìm hiểu mối liên hệ giữa áp suất và thể tích, áp suất và nhiệt độ thông qua các định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt và định luật Sác-lơ. Đó là trường hợp quá trình biến đổi có 2 trong 3 các thông số bị thay đổi. Tuy nhiên, trong tự nhiên cũng có 1 số quá trình mà cả ba thông số nhiệt độ, thể tích và áp suất của lượng khí đều thay đổi. Vậy phải dùng phương trình nào đê xác định mối liên hệ giữa ba thông số này? Để trả lời cho câu hỏi trên, mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 31: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng nhé!