Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 10 Bài 28: Cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí.
Câu hỏi trắc nghiệm (13 câu):
-
Câu 1:
Đặc điểm nào sau đây không phải của chất khí:
- A.Nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.
- B.Các phân tử sắp xếp một cách có trật tự.
- C.Lực tương tác giữa các phân tử rất nhỏ.
- D.Các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
-
Câu 2:
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của chuyển động của các phân tử khí :
- A.Các phân tử chuyển động không ngừng.
- B.Chuyển động của các phân tử là do lực tương tác giữa các phân tử gây ra.
- C.Giữa hai lần va chạm, các phân tử khí chuyển động theo đường thẳng.
- D.Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.
-
Câu 3:
Tính chất nào sau đây đúng cho phân tử khí?
- A.Chuyển động theo một quỹ đạo nhất định.
- B.Giữa các phân tử có khoảng cách.
- C.Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.
- D.Vận tốc không thay đổi theo nhiệt độ.
-
Câu 4:
Đặc điểm nào sau đây không phải của chất khí:
- A.Lực hút phân tử không thể bằng lực đẩy phân tử.
- B.Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
- C.Lực hút phân tử có thể nhỏ hơn lực đẩy phân tử.
- D.Lực tương tác phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử rất gần nhau.
-
Câu 5:
Nhận xét nào sau đây không phải của khí lý tưởng:
- A.Có khối lượng không đáng kể.
- B.Có thể tích các phân tử không đáng kể.
- C.Có thế năng tương tác giữa các phân tử không đáng kể.
- D.Có lực tương tác giữa các phân tử không đáng kể.
-
Câu 6:
Khối khí lý tưởng không có đặc điểm nào sau đây:
- A.Khi các phân tử khí va chạm nhau thì quá trình va chạm đó là va chạm không đàn hồi.
- B.Gồm một số rất lớn các phân tử khí.
- C.Lực tương tác giữa các phân tử rất nhỏ trừ khi va chạm nhau.
- D.Thể tích của các phân tử khí rất nhỏ so với thể tích của bình chứa.
-
Câu 7:
Chất khí lý tưởng là chất khí trong đó các phân tử:
- A.được coi là chất điểm và không tương tác với nhau.
- B.được coi là chất điểm và hút nhau khi ở xa nhau.
- C.được coi là chất điểm và chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
- D.được coi là chất điểm và đẩy nhau khi gần nhau.
-
Câu 8:
Số Avogadro có giá trị bằng:
- A.Số phân tử hơi nước có trong 22,4 lit hơi ở áp suất 1atm.
- B.Số nguyên tử heli chứa trong 22,4 lít khí ở điều kiện chuẩn.
- C.Số nguyên tử có trong 32g khí oxi.
- D.Số phân tử có trong 14g khí nito ở điểu kiện chuẩn.
-
Câu 9:
Một mol hơi nước có khối lượng 18g, một mol oxi có khối lượng 32g là vì:
- A.Khối lượng một phân tử oxi lớn hơn khối lượng một phân tử nước.
- B.Ở điều kiện bình thường, oxi ở thể khí nên có thể tích lớn hơn.
- C.Số phân tử oxi nhiều hơn số phân tử nước.
- D.Số nguyên tử trong một phân tử nước nhiều hơn số nguyên tử trong một phân tử oxi.
-
Câu 10:
Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử
- A. Chỉ có lực hút.
- B.Chỉ có lực đẩy.
- C.Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
- D.Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút.
-
Câu 11:
Biết khối lượng của 1 mol không khí ôxi là 32 g. 4 g khí ôxi là khối lượng của bao nhiêu mol khí ôxi?
- A.0,125 mol.
- B.0,25 mol.
- C. 1 mol.
- D.2 mol.
-
Câu 12:
Biết khối lượng của 1 mol nước là μ = 18.10-3kg và 1 mol có NA = 6,02.1023 phân tử. Biết khối lượng riêng của nước là ρ = 103kg/m3. Số phân tử có trong 300 cm3 là
- A.6,7.1024 phân tử.
- B.10,03.1024 phân tử.
- C.6,7.1023 phân tử.
- D. 10,03.1023 phân tử.
-
Câu 13:
Một lượng khí có khối lượng là 30 kg và chứa 11,28.1026phân tử. Phân tử khí này gồm các nguyên tử hiđrô và cacbon. Biết 1 mol khí có NA = 6,02.1023 phân tử. Khối lượng của các nguyên tử cacbon và hiđrô trong khí này là
- A.mC = 2.10-26 kg ; mH = 0,66.10-26 kg.
- B.mC = 4.10-26 kg ; mH = 1,32.10-26 kg.
- C.mC = 2.10-6 kg ; mH = 0,66.10-6 kg.
- D.mC = 4.10-6 kg ; mH = 1,32.10-6 kg.