Bài học
-
Các chất được cấu tạo như thế nào? Từ cách đây trên 2000 năm, người ta đã đặt ra câu hỏi này, và họ nghĩ rằng vật chất không liền một khối mà được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, người ta không tài nào chứng minh được ý nghĩ của mình là đúng. Mãi đến đầu thế kỷ XX, con người mới chứng minh được bằng thí nghiệm sự tồn tại của các hạt riêng biệt cấu tạo nên mọi vật. Vậy thì các chất được cấu tạo từ đâu? Chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi này sau khi nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
-
Một trong những tính chất quan trọng nhất của nguyên tử, phân tử đó là chuyển động. Vậy thì các nguyên tử, phân tử đã chuyển động như thế nào và có điểm gì đặc biệt không? Sau khi nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi này. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
-
Nhiệt năng của vật là gì ? Nhiệt năng của vật từ đâu mà có? Tất cả những câu hỏi này đều sẽ được giải đáp sau khi chúng ta nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 21: Nhiệt năng
- Trắc nghiệm Vật LýLớp 8 Bài 21: Nhiệt năng
- Giải bài tập Vật LýLớp 8 Bài 21: Nhiệt năng
- Thảo luận Vật LýLớp 8 Bài 21: Nhiệt năng
-
10 trắc nghiệm 12 bài tập 0 hỏi đáp
-
Nội dung bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu được dẫn nhiệt là gì ? So sánh được tính dẫn nhiệt của chất rắn,chất lỏng,chất khí. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 22: Dẫn nhiệt.
- Trắc nghiệm Vật LýLớp 8 Bài 22: Dẫn nhiệt
- Giải bài tập Vật LýLớp 8 Bài 22: Dẫn nhiệt
- Thảo luận Vật LýLớp 8 Bài 22: Dẫn nhiệt
-
10 trắc nghiệm 12 bài tập 0 hỏi đáp
-
Ngoài lớp khí quyển bao quanh Trái Đất, khoảng không gian còn lại giữa Trái Đất và Mặt Trời là khoảng chân không. Trong khoảng không gian này không có sự dẫn nhiệt. Vậy năng lượng của Mặt Trời đã truyền xuống Trái Đất bằng cách nào ? Nội dung bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi trên. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt
-
Trên Trái Đất hằng ngày xảy ra rất nhiều sự trao đổi nhiệt, một vật có thể nhận nhiệt lượng của vật này truyền cho rồi lại truyền nhiệt cho vật khác, nhờ đó sự sống mới được tồn tại. Vậy thì Nhiệt lượng là gì ? Người ta đã tính toán ra các kết quả của nhiệt lượng như thế nào? Chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi này sau khi nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
-
Có một câu hỏi được đặt ra ở đây và gây rất nhiều tranh cãi là khi nhỏ một giọt nước sôi vào ca đựng nước nóng thì giọt nước truyền nhiệt cho ca nước hay ca nước truyền nhiệt cho giọt nước? Chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi này sau khi nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
-
Trong cuộc sống hàng ngày các em đã được nghe nói đến nhiên liệu rất nhiều. Chẳng hạn như Động cơ hay ô tô, tầu hoả hết nhiên liệu cần tiếp thêm nhiên liệu. Vậy nhiên liệu là gì? Tại sao nói dầu hoả là nhiên liệu tốt hơn than đá, than đá là nhiên liệu tốt hơn củi? Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
-
Trong các hiện tượng cơ và nhiệt luôn luôn xảy ra sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng cũng như giữa cơ năng và nhiệt năng. Trong khi truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, các năng lượng trên đã tuân theo một trong những định luật tổng quát nhất của tự nhiên mà chúng ta sẽ học trong bài này. Vậy, đó là định luật gì và nó được phát biểu như thế nào? Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
-
Động cơ nhiệt là động cơ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Người ta sử dụng từ những động cơ nhiệt bé nhỏ dùng để chạy xe gắn máy đến những động cơ nhiệt khổng lồ dùng trong việc phóng tàu vũ trụ. Vậy động cơ nhiệt là gì ? Nó có cấu tạo và nguyên tắc hoạt động như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, mời các em cùng tìm hiểu nội dung của Bài 28: Động cơ nhiệt
- Trắc nghiệm Vật LýLớp 8 Bài 28: Động cơ nhiệt
- Giải bài tập Vật LýLớp 8 Bài 28: Động cơ nhiệt
- Thảo luận Vật LýLớp 8 Bài 28: Động cơ nhiệt
-
10 trắc nghiệm 12 bài tập 0 hỏi đáp
-
Nội dung bài học tổng kết chương giúp ta củng cố lại nội dung chính của chương II: Nhiệt học. Ôn tập và vận dụng kiến thức để giải một số bài tập liên quan. Để chuẩn bị tốt cho phần này, mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II Nhiệt học