Chính tả: Tập chép: Tiếng võng kêu

Bài học:  Chính tả: Tập chép: Tiếng võng kêu  nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng Tập chép một văn bản. Từ đó, các em có thể trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em có thêm bài học hay và thú vị.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Câu 1 trang 118 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Tập chép: Tiếng võng kêu

Kẽo cà kẽo kẹt

Bé Giang ngủ rồi

Tóc bay phơ phất

Vương vương nụ cười.

Trong giấc mơ em

Có gặp con cò

Lặn lội bờ sông?

Có gặp cánh bướm

Mênh mông, mênh mông?

- Chữ đầu các dòng thơ viết thế nào?

Gợi ý:

- Chữ đầu các dòng thơ được viết hoa.

1.2. Câu 2 trang 118 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?

a. Các từ:

(lấp, nấp): .... lánh

(lặng, nặng): .... nề

(lanh, nanh): .... lợi

(lóng, nóng): .... nảy

b. Các từ:

(tin, tiên): .... cậy

(tìm, tiềm): .... tòi

(khim, khiêm): .... tốn

(mịt, miệt): .... mài

c. Các từ:

(thắt, thắc): .... mắc

(chắt, chắc): .... chắn

(nhặt, nhặc): .... nhạnh

Gợi ý:

a. Các từ:

(lấp, nấp): lấp lánh

(lặng, nặng): nặng nề

(lanh, nanh): lanh lợi

(lóng, nóng): nóng nảy

b. Các từ:

(tin, tiên): tin cậy

(tìm, tiềm): tìm tòi

(khim, khiêm): khiêm tốn

(mịt, miệt): miệt mài

c. Các từ:

(thắt, thắc): thắc mắc

(chắt, chắc): chắc chắn

(nhặt, nhặc): nhặt nhạnh

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Rèn luyện kĩ năng Tập chép một văn bản tốt.

+ Trau dồi thêm vốn từ phong phú.

- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập làm văn: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. Viết nhắn tin để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?