Chính tả: Nghe- viết: Ông ngoại và Vần oay. Phân biệt d/gi/r, ă/ăng

Để giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp cũng như rèn luyện củng cố kiến thức Tiếng Việt đã học, Chúng tôi mời các em tham khảo bài học Chính tả: Nghe- viết: Ông ngoại và Vần oay. Phân biệt d/gi/r, ă/ăng dưới đây. Chúc các em có thêm bài học hay và ý nghĩa.

Tóm tắt lý thuyết

Câu 1: (SGK trang 35) Nghe - viết: Ông ngoại (từ Trong cái vắng lặng của ngôi trường ... đến đời đi học của tôi sau này.)

Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hèm ông dẫn tôi lang thang khắc các căn lớp trống. Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống của trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.

Câu 2: (SGK trang 35): Tìm 3 tiếng có vần oay

  • 3 tiếng có vần oay: loay hoay, xoáy (nước), hí hoáy, ngó ngoáy

Câu 3: (SGK trang 35) Tìm các từ:

a. Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau: 

  • Làm cho ai việc gì đó → giúp đỡ
  • Trái nghĩa với hiền lành → dữ
  • Trái nghĩa với vào → ra

b. Chứa tiếng có vần ân hoặc âng, có nghĩa như sau:

  • Khoảng đất trống trước hoặc sau nhà → sân
  • Dùng tay đưa một vật lên → nâng
  • Cùng nghĩa với chăm chỉ, chịu khó → cần cù

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?