Chúng tôi mời các em tham khảo bài học Chính tả: Nghe - viết : Mưa bóng mây dưới đây để chuẩn bị bài chu đáo hơn trên khi đến lớp. Chúc các em có thêm những bài học hay và thú vị.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Câu 1 trang 20 SGK Tiếng Việt 2
Câu hỏi: Nghe - viết:
Mưa bóng mây
Cơn mưa nào lạ thế
Thoáng qua rồi tạnh ngay
Em về nhà hỏi mẹ
Mẹ cười: "Mưa bóng mây".
Cơn mưa rơi nho nhỏ
Không làm ướt tóc ai
Tay em che trang vở
Mưa chẳng khắp bàn tay
Mưa yêu em mưa đến
Dung dăng cùng đùa vui
Mưa cũng làm nũng mẹ
Vừa khóc xong đã cười.
TÔ ĐÔNG HẢI
- Tìm các chữ có vần ươi, ươt, oang, ay trong bài chính tả.
Gợi ý:
Trong bài chính tả:
- Chữ có vần ươi: cười.
- Chữ có vần ươt: ướt.
- Chữ có vần oang:thoáng.
- Chữ có vần ay: ngay, tay.
1.2. Câu 2 trang 20 SGK Tiếng Việt 2
Câu hỏi: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
a. Các từ:
- (sương, xương): ... mù, cây ... rồng
- (sa, xa): đất phù ..., đường ...
- (sót, xót): ... xa, thiếu ...
b. Các từ:
- (chiết, chiếc): ... cành, ... lá
- (tiết, tiếc): nhớ ..., ...iệm
- (biết, biếc) : hiểu ..., xanh ...
Gợi ý:
a. Các từ:
- (sương, xương): sương mù, cây xương rồng.
- (sa, xa): đất phù sa, đường xa.
- (sót, xót): xót xa, thiếu sót.
b. Các từ:
- (chiết, chiếc): chiết cành, chiếc lá.
- (tiết, tiếc): nhớ tiếc, tiết kiệm.
- (biết, biếc): hiểu biết, xanh biếc.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Viết đúng chính tả.
+ Rèn luyện kĩ năng Nghe - viết một văn bản cụ thể.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập làm văn: Tả ngắn về bốn mùa để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.