Chúng tôi xin giới thiệu đến các em bài học Chính tả Nghe - viết: Bé nhìn biển nhằm giúp các em biết cách điền vào chỗ trống âm tr/ch, thanh hỏi hoặc ngã. Đồng thời vận dụng giải bài tập SGK. Hi vọng đây là bài học bổ ích cho các em.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn viết Bé nhìn biển
- Từ khó: Bễ, còng, sóng lùng.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bé nhìn biển
Câu 1. (trang 66 SGK Tiếng Việt 2)
- Mỗi dòng thơ có mấy tiếng ?
- Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở ?
Gợi ý:
- Mỗi dòng thơ có 4 tiếng.
- Nên viết mỗi dòng thơ từ ô thứ 3 hoặc thứ 4.
Câu 2. (trang 66 SGK Tiếng Việt 2)
Tìm tên các loài cá :
a) Bắt đầu bằng ch : cá chim,...
b) Bắt đầu bằng tr : cá trắm,...
Gợi ý:
a) Bắt đầu bằng ch : cá chim, cá chép, cá chuối, cá chuồn, cá chình, cá chọi,…
b) Bắt đầu bằng tr : cá trắm, cá trê, cá trôi, cá tra, cá trích,…
Câu 3. (trang 66 SGK Tiếng Việt 2)
Tìm các tiếng :
a) Bắt đầu bằng ch hoặc tr, có nghĩa như sau :
- Em trai của bố :
- Nơi em đến học hằng ngày :
- Bộ phận cơ thể dùng để đi :
b) Có thanh hỏi hoặc thanh ngã :
- Trái nghĩa với khó :
- Chỉ bộ phận cơ thể ở ngay bên dưới đầu :
- Chỉ bộ phận cơ thể dùng để ngửi:
Gợi ý:
a) Bắt đầu bằng ch hoặc tr, có nghĩa như sau :
- Em trai của bố : chú.
- Nơi em đến học hằng ngày : trường.
- Bộ phận cơ thể dùng để đi : chân.
b) Có thanh hỏi hoặc thanh ngã :
- Trái nghĩa với khó : dễ.
- Chỉ bộ phận cơ thể ở ngay bên dưới đầu : cổ.
- Chỉ bộ phận cơ thể dùng để ngửi : mũi.
Lời kết
Thông qua bài học Chính tả Nghe - viết: Bé nhìn biển em các em cần nắm:
- Kiến thức - kĩ năng
+ Viết đúng, trình bày đúng và sạch sẽ.
+ Làm đúng các bài tập 1, 2, 3 để từ đó biết cách điền vào chỗ trống âm tr/ch, thanh hỏi hoặc ngã.
- Thái độ
+ Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
+ Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài học Tập làm văn: Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi cho tiết học sau.