Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Bài chiếu là một văn kiện lịch sử quan trọng thể hiện chủ trương, đường lối đúng đắn của vua Quang Trung, đồng thời qua bài chiếu ta thấy được tấm lòng của vua Quang Trung đối với người tài, đối với đất nước, cảm nhận được nhân cách cao đẹp của vua Quang Trung.
1.2. Nghệ thuật
- Thể loại chiếu.
- Là một bài văn nghị luận có tính mẫu mực, thuyết phục người đọc.
2. Soạn bài Chiếu cầu hiền chương trình chuẩn
2.1. Soạn bài tóm tắt
Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bài chiếu gồm mấy phần và nội dung của mỗi phần. Từ đó, khái quát nội dung chính của văn bản “Chiếu cầu hiền”.
- Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1 “Từng nghe … người hiền vậy”: Quy luật xử thế của người hiền.
- Phần 2 “Trước đây thời thế…của trẫm hay sao?”: Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu câu của đất nước.
- Phần 3 “Chiếu này ban xuống … mọi người đều biết”: Con đường cầu hiền của vua Quang Trung.
Câu 2: Hãy cho biết: Bài chiếu được viết nhằm đối đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.
- Đối tượng của bài chiếu: sĩ phu Bắc Hà còn sống ẩn dật hoặc tỏ thái độ bất hợp tác với triều đại mới.
- Các luận điểm được đưa ra để thuyết phục là: nêu ra thiên tính của người hiền tài, tác giả nêu lên vai trò của người hiền tài đối với đất nước, đưa ra đường lối cầu hiền hết sức thành tâm, khiêm nhường nhưng hết sức quyết tâm cầu hiền.
- Tác giả đã dùng những luận điểm và lí lẽ phù hợp với đối tượng của bài chiếu.
- Nghệ thuật lập luận: chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
Câu 3: Qua bài chiếu, anh (chị) hãy nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung.
- Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li, loạn lạc của nước nhà.
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Ạnh (chị) hãy cho biết bài chiếu gồm mấy phần và nội dung của mỗi phần. Từ đó, hãy khái quát nội dung chính của văn bản "Chiếu cầu hiền".
- Bài chiếu gồm 3 phần
- Nội dung của từng phần:
- Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): vai trò, sứ mệnh của người hiền đối với nhà vua và đất nước.
- Phần 2 (tiếp theo cho đến “của trẫm hay sao”):Tấm lòng cầu hiền của vua Quang Trung.
- Phần 3 (còn lại): Con đường để người hiền tài cống hiến cho đất nước.
- Nội dung chính của văn bản "Chiếu cầu hiền":
- Chiếu là thể loại do vua hoặc người thay mặt vua viết để ban ra nhằm thực hiện chủ trương, chính sách nào đó. Chiếu nói chung và bài Chiếu cầu hiền nói riêng thuộc thể loại văn bản nghị luận chính trị - xã hội. Mặc dù chiếu thuộc thể loại công văn của triều đình, lệnh cho thần dân thực hiện. Tuy nhiên trong bài Chiếu cầu hiền, đối tượng là bậc hiền tài – những nho sĩ còn mang nặng tư tưởng trung quân. Trong nhan đề còn có từ cầu, có nghĩa là tính chất mệnh lệnh không được đề cao, thay vào đó là sự kêu gọi. → Đó là lời động viên lời kêu gọi sĩ phu Bắc Hà đem tài sức mình ra phụng sự đất nước.
Câu 2: Hãy cho biết: Bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.
- Đối tượng của bài chiếu chính là những sĩ phu Bắc Hà còn sống ẩn dật hoặc tỏ thái độ bất hợp tác với triều đại mới.
- Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là:
- Nêu ra thiên tính của hiền tài: Người hiền tài phải do thiên tử sử dụng, Không làm như vậy là trái với đạo trời, trái với lẽ sống
- Từ cách ứng xử của hiền tài và thực trạng đất nước chỉ ra vai trò của họ đối với đất nước trong thời đại mới: Tác giả nêu lên các ứng xử của bậc hiền tài khi Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh. Phần lớn sĩ phu Bắc Hà không đem tài năng của mình ra cống hiến cho đất nước, khác nào kẻ chết đuối trên cạn mà không tự biết. Cách diễn đạt bằng hình ảnh tượng trưng vừa tế nhị, vừa có ý châm biếm nhẹ nhàng, vừa tỏ ra người ra bài chiếu có kiến thức sâu rộng, tài hoa, khiến người nghe có thái độ ứng xử cho đúng.
- Đường lối cầu hiền: hết sức thành tâm, khiêm nhường nhưng hết sức quyết tâm việc cầu hiền.
- Tác giả đã dùng những luận điểm và những lí lẽ phù hợp với đối tượng của bài chiếu.
- Nhận xét về nghệ thuật lập luận: chặt chẽ, giàu sức thuyết phục
Câu 3: Qua bài chiếu, anh (chị) hãy nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung.
- Trước hết, mọi tầng lớp nhân dân từ quan đến dân, từ quan nhỏ đến quan lớn đều có thể dâng thư bày tỏ công việc. Đó chính là chính sách lấy dân làm trọng.
- Cách tiến cử người tài hết sức thông thoáng với việc có thể tự mình bày tỏ công việc, quan tiến cử hoặc dân thư tự tiến cử.
- Lời kêu gọi chân thành những người có đức có tài hay ra phụng sự đất nước và hưởng phúc lâu dài.
→ Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li. Nhà vua đánh giá rất cao vai trò của hiền tài trong việc xây dựng đất nước. Cầu hiền trở thành một nhu cầu tất yếu của một triều đại mới ra đời, đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc được kế thừa từ thời Lí Công Uẩn.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chiếu cầu hiền để nắm vững kiến thức cần đạt về văn bản này hơn.
3. Soạn bài Chiếu cầu hiền chương trình Nâng cao
Câu 1: Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài Chiếu cầu hiền.
- Năm 1788, vua Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung, rồi đem quân ra Bắc quét sạch hai mươi vạn giặc Thanh cùng bọn tay sai bán nước. Lê Chiêu Thống và tàn quân chạy theo Tôn Sĩ Nghị. Triều Lê hoàn toàn sụp đổ. Trước sự kiện trên, một số bề tôi của nhà Lê hoặc mang nặng tư tưởng trung quân lỗi thời, hoặc sợ hãi vì chưa hiểu triều đại mới, nên đã bỏ trốn, đi ở ẩn, tự tử,… Quang Trung giao cho Tiến sĩ Ngô Thì Nhậm thay lời mình viết Chiếu cầu hiền kêu gọi những người tài đức ra làm việc giúp dân, giúp nước.
Câu 2: Đọc đoạn 1 và cho biết:
Tác giả đặt ra vấn đề gì cho người hiền và để làm rõ vấn đề đó, người viết dùng hình ảnh nào?
Việc mở đầu bài Chiếu cầu hiền bằng lời Khổng Tử có tác dụng gì đó với các nho sĩ thuở đó?
- Tác giả đặt ra vấn đề: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy. Tác giả đã dùng hình ảnh ngôi sao sáng trên trời, ngôi Bắc Đẩu để làm rõ vấn đề.
- Việc mở đầu bài chiếu bằng lời của Khổng Tử nhằm khẳng định đây là những chứng cứ xác thực theo lời thánh hiền nói.
Câu 3: Trước việc Quang Trung đem quân ra Bắc diệt nhà Trịnh, nho sĩ Bắc Hà có thái độ như thế nào (Đoạn 2a)? Tại sao tác giả không kể trực tiếp những thái độ ấy mà lại dùng hình ảnh gõ mõ canh cửa, ra biển vào sông, chết đuối trên cạn,…? Tìm những từ ngữ trong đoạn 2b để chứng minh rằng, Quang Trung thành tâm, khiêm nhường nhưng rất kiên quyết trong việc cầu hiền.
- Trước việc Quang Trung đem quân ra Bắc diệt nhà Trịnh, nho sĩ Bắc Hà có thái độ: ở ẩn, trốn tránh việc đời, kiêng dè không dám lên tiếng, tự tử.
- Tác giả không kể trực tiếp những thái độ ấy mà lại dùng hình ảnh gõ mõ canh cửa, ra biển vào sông, chết đuối trên cạn,… là vì tác giả thể hiện sự tôn trọng đối với người hiền tài.
- Những từ ngữ trong đoạn 2b để chứng minh rằng, Quang Trung thành thâm, khiêm nhường nhưng rất kiên quyết trong việc cầu hiền: “đức hoa của trẫm chưa kịp thấm nhuần khắp nơi”, “nơm nớp lo lắng”, “một cái cột…dựng nghiệp trị vì” và hàng loạt các câu hỏi tu từ đã khiến cho câu văn có thêm sức nặng. Cuối đoạn, tác giả lại dùng lời của Khổng Tử để khẳng định nhân tài có rất nhiều và vua Quang Trung đang mong mỏi, tin rằng họ sẽ ra giúp triều đình.
Câu 4: Con đường cầu hiền của Quang trung hết sức rộng mở. Hãy chứng minh điều đó qua đoạn 3 (có mấy biện pháp, biện pháp có cụ thể và dễ dàng không?)
- Con đường cầu hiền của Quang trung hết sức rộng mở được thể hiện ở đoạn 3. Gồm có 2 biện pháp cụ thể và 2 con đường, cách thức ra giúp đời. Người viết đã lí giải rõ ràng, cụ thể con đường để người tài ra giúp nước.
Câu 5: Hãy trình bày cách lập luận của tác giả thể hiện qua bài chiếu.
- Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục thông qua việc khẳng định vấn đề: người tài phải ra giúp nước mới hợp ý trời; thái độ của kẻ sĩ Bắc Hà với Tây Sơn: chưa nhiệt tình ủng hộ; vạch ra các con đường để người hiền tại ra cống hiến cho đất nước.
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Chiếu cầu hiền
Bài Chiếu cầu hiền là tấm lòng của vua Quang Trung đối với dân với nước, tấm lòng đó là niềm mong muốn được cống hiến vì sự phồn vinh của nước nhà và vua Quang Trung đã từng nung nấu. Qua bài chiếu này ta có thể nhận định rằng, tài nhìn xa trông rộng của nhà vua anh minh Quang Trung là bằng chứng lịch sử về tình yêu nước nồng nàn của một vị vua kiệt xuất. Để dễ dnagf lập dàng ý chi tiết và viết bài văn hoàn chỉnh về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
5. Hỏi đáp về văn bản Chiếu cầu hiền
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.