Câu hỏi và bài tập ôn tập học kì môn Hóa học 8 năm 2020 Trường THCS Bình Thịnh

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ MÔN HÓA HỌC 8 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT BÌNH THỊNH

 

I. LÝ THUYẾT                                    

1. Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối.

2. Thế nào là đơn chất , hợp chất. Cho ví dụ?

3. Phát biểu quy tắc hóa trị . Viết biểu thức.

4.Sự biến đổi của chất : khái niệm hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học    

5.Phản ứng hóa học?  Định luật bảo toàn khối lượng: khái niệm, biểu thức tổng quát  

6. Phương trình hóa học

7. Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.

8. Tỷ khối của chất khí.

9. Tính theo công thức hóa học                                         

10. Tính theo phương trình hóa học

II. BÀI TẬP

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hiện tượng nào là hiện tượng hoá học?

A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần

B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa

C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường

D. Khi mưa giông thường có sấm sét

Câu 2: Công thức hóa học nào sau đây đúng

A. CaNO3                    B. Ca2NO3                  C. Ca(NO3)2               D. Ca(NO3)3

Câu 3:   Hợp chất Fe2(S04)x có phân tử khối là 400 đvC. Giá trị của x là:

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 4: Khí A là khí không màu, không mùi, không vị. Khi con người hít phải, khí này kết hợp với hemoglobin trong máu, làm giảm khả năng vận chuyển oxi đến các tế bào của máu. Tỉ khối của khí A so với khí hiđro là 14. Khí A là khí nào trong các khí sau?

A. CO2                        B. CO                          C. NO2                        D. SO2

Câu 5: Khối lượng của 3360 ml khí Cl2 (đktc) là

A.1,65g                       B. 23,52g                    C. 10,65g                    D. 33,60g

Câu 6: Số nguyên tử sắt có trong 280g sắt là:

A. 20,1.1023                 B. 25,1.1023                 C. 30,.1023                      D. 35,1.1023

Câu 7: Thể tích của 280g khí Nitơ ở đktc là:

A. 112 lít                     B. 336 lít                     C. 168 lít                     D. 224 lít

Câu 8: Phải lấy bao nhiêu lít khí CO2 ở đktc để có 3,01.1023 phân tử CO2?

A. 11,2 lít                    B. 33,6 lít                    C. 16,8 lít                    D. 22,4 lít

Câu 9: Phải lấy bao nhiêu gam sắt để có số nguyên tử nhiều gấp 2 lần số nguyên tử có trong 8g

 lưu huỳnh?

A.  29g                        B.28g                          C. 28,5g                      D. 56g

Câu 10: Muốn thu khí NH3 vào bình thì có thể thu bằng cách nào sau đây?

A. Để đứng bình              

B. Đặt úp ngược bình

C. Lúc đầu úp ngược bình, khi gần đầy rồi thì để đứng bình

D. Cách nào cũng được

PHẦN 2: TỰ LUẬN

Câu 1: a) Xác định nhanh hóa trị của mỗi nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các hợp chất sau đây: NO ;  NO2 ;  N2O3 ; N2O5; NH3; HCl; H2SO4; H3PO4; Ba(OH)2; Na2SO4; NaNO3; K2CO3 ; K3PO; Ca(HCO3)2 ;Na2HPO4 ; Al(HSO4)3 ; Mg(H2PO4)2

b) Lập nhanh CTHH của những hợp chất sau tao bởi: P( III ) và O; N( III )và H; Fe (II) và O; Cu (II) và OH(I); Ca(II) và NO3(I); Ag(I) và SO4(II), Ba(II) và PO4(III); Fe (III) và SO4(II), Al(III) và SO4(II); NH4 (I) và NO3(I)

Câu 2: Cho 16,8 kg CO tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit thu được kim loại sắt và 26,4 kg CO2 . Tính khối lượng sắt thu được

Câu 3: Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phản ứng sau:

1.  Al  +    O2  →  Al2O3

2.  K  +    02  →  K2O

3.  Al(0H)3   →   Al203  +    H20

4.  Al203  +    HCl  →  AlCl3  +    H20

5.   Al  +    HCl →  AlCl3  +    H2

6.  Fe0  +    HCl → FeCl2  +    H20

7.  Fe203  +    H2S04  → Fe2(S04)3  +    H20

8.   Na0H  +    H2S04  → Na2S04  +    H20

9.   Ca(0H)2  +    FeCl3   →  CaCl2  +   Fe(0H)3  

10.  BaCl2  +    H2S04  →    BaS04  +   HCl

11.  Fe(0H)3  →   Fe203  +    H20

12. Fe(0H)3  +    HCl  → FeCl3  +    H20

13.  CaCl2  +    AgN03 → Ca(N03)2  +  AgCl  

14.  P  +    02 →  P205

15.  N205  +    H20  →  HN03

16.  Zn  +    HCl  → ZnCl2  +    H2

17. Al   +    CuCl2   →    AlCl3  +    Cu

18. C02  +    Ca(0H)2  → CaC03  +    H20

19. S02  +    Ba(0H)2 → BaS03  +    H20

20. KMn04  → K2Mn04  +   Mn02  +   02

Câu 4: Hãy tính :

a) Số mol của 9,8 gam H3PO4

b) Số mol của 13,44 lít khí O2 (đktc)

b) Thể tích (đktc) của 9.1023 phân tử khí H2

c) Khối lượng của 5,6 lít khí SO3 (đktc)

d) Số phân tử của 15 gam CaCO3

Câu 5: Hãy cho biết 67,2 lít khí oxi (đktc):

a) Có bao nhiêu mol oxi?                                             

b) Có bao nhiêu phân tử khí oxi?

c) Có khối lượng bao nhiêu gam?

d) Cần phải lấy bao nhiêu gam khí N2 để có số phân tử gấp 4 lần số phân tử có trong 3.2 g khí oxi.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu ôn tập môn Hóa học 8 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là nội dung Câu hỏi và bài tập ôn tập học kì môn Hóa học 8 năm 2020 Trường THCS Bình Thịnh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?