CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG TIÊU HÓA SINH HỌC 8
Câu 1. Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào?
A. Ruột thừa B. Ruột già
C. Ruột non D. Dạ dày
Câu 2. Quá trình biến đổi lí học và hoá học của thức ăn diễn ra đồng thời ở bộ phận nào dưới đây?
A. Khoang miệng
B. Dạ dày
C. Ruột non
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 3. Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành
A. glixêrol và vitamin.
B. glixêrol và axit amin.
C. nuclêôtit và axit amin.
D. glixêrol và axit béo.
Câu 4. Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá?
A. Vitamin B. Ion khoáng
C. Gluxit D. Nước
Câu 5. Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá?
A. Tuyến tuỵ
B. Tuyến vị
C. Tuyến ruột
D. Tuyến nước bọt
Câu 6. Mỗi ngày, một người bình thường tiết khoảng bao nhiêu ml nước bọt?
A. 1000 – 1500 ml
B. 800 – 1200 ml
C. 400 – 600 ml
D. 500 – 800 ml
Câu 7. Cơ quan nào đóng vai trò chủ yếu trong cử động nuốt?
A. Họng B. Thực quản
C. Lưỡi D. Khí quản
Câu 8. Tuyến nước bọt lớn nhất của con người nằm ở đâu?
A. Hai bên mang tai
B. Dưới lưỡi
C. Dưới hàm
D. Vòm họng
Câu 9. Thành phần nào dưới đây của thức ăn hầu như không bị tiêu hoá trong khoang miệng?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Lipit
C. Vitamin
D. Nước
Câu 10. Sự kiện nào dưới đây xảy ra khi chúng ta nuốt thức ăn?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Khẩu cái mềm hạ xuống
C. Nắp thanh quản đóng kín đường tiêu hoá
D. Lưỡi nâng lên
Câu 11. Trong dạ dày hầu như chỉ xảy ra quá trình tiêu hoá
A. prôtêin.
B. gluxit.
C. lipit.
D. axit nuclêic.
Câu 12. Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì?
A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại.
B. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày
C. Chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn
D. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.
Câu 13. Thông thường, thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu?
A. 1 – 2 giờ
B. 3 – 6 giờ
C. 6 – 8 giờ
D. 10 – 12 giờ
Câu 14. Thức ăn được đẩy từ dạ dày xuống ruột nhờ hoạt động nào sau đây?
1. Sự co bóp của cơ vùng tâm vị
2. Sự co bóp của cơ vòng môn vị
3. Sự co bóp của các cơ dạ dày
A. 1, 2, 3
B. 1, 3
C. 2, 3
D. 1, 2
Câu 15. Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng thì sau khi tiêu hoá ở dạ dày, thành phần nào dưới đây vẫn cần được tiêu hoá tiếp tại ruột non?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Lipit
C. Gluxit
D. Prôtêin
Câu 16. Lớp cơ của thành ruột non được cấu tạo từ mấy loại cơ?
A. 1 loại B. 4 loại
C. 3 loại D. 2 loại
Câu 17. Dịch ruột và dịch mật đổ vào bộ phận nào của ống tiêu hoá?
A. Tá tràng
B. Manh tràng
C. Hỗng tràng
D. Hồi tràng
Câu 18. Trong các bộ phận dưới đây, quá trình tiêu hoá thức ăn về mặt hoá học diễn ra mạnh mẽ nhất ở bộ phận nào?
A. Hồi tràng
B. Hỗng tràng
C. Dạ dày
D. Tá tràng
Câu 19. Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?
A. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc dạ dày
B. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột
C. Khi thức ăn chạm vào lưỡi
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 20. Độ axit cao của thức ăn khi xuống tá tràng chính là tín hiệu
A. đóng tâm vị.
B. mở môn vị.
C. đóng môn vị.
D. mở tâm vị.
Đáp án trắc nghiệm ôn tập chương Tiêu hóa Sinh học 8
1. C | 2. D | 3. D | 4. C | 5. A |
6. B | 7. C | 8. A | 9. A | 10. D |
11. A | 12. D | 13. B | 14. C | 15. A |
16. D | 17. A | 18. D | 19. B | 20. C |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương Tiêu hóa Sinh học 8 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !