Câu hỏi trắc nghiệm môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN có đáp án - Chương 5

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHƯƠNG 5 CÓ ĐÁP ÁN

 

Câu 1. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề:

            a.  Có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.

b.  Có ý nghĩa sách lược, quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng

            c. Có ý nghĩa cơ bản quyết định thành công cách mạng

            d. Có ý nghĩa quy tụ mọi lực lượng tham gia cách mạng

Câu 2. Theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết là vấn đề chiến lược có nghĩa là:

            a. Nhất quán, lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng

            b. Nhất quán, lâu dài, trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc

            c. Có thể thay đổi, trong thời gian ngắn

            d. Phương pháp tập hợp có thể điều chỉnh phù hợp với đối tượng khác nhau.

Câu 3. Điền từ còn thiếu vào câu nói của Hồ Chí Minh: “Đoàn kết là sức mạnh, là... của thành công”:

            a. Chìa khóa

            b. Then chốt

            c. Điểm mẹ

            d. Lực lượng vô địch

Câu 4. Theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc trong:

            a. Đấu tranh giành chính quyền (1930-1954)

            b. Kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975)

            c. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

            d. Xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam

Câu 5. Trong buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam ngày 3/3/1951, Hồ Chí Minh nói mục đích Đảng Lao động Việt Nam là:

            a. Liên kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc

            b. Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc

            c. Đoàn kết toàn dân, phục vụ Tổ quốc

            d. Liên minh toàn dân, phục vụ Tổ quốc

Câu 6. Theo Hồ Chí Minh mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của các giai đoạn cách mạng là:

            a. Giải phóng dân tộc

            b. Xây dựng chủ nghĩa xã hội

            c. Đoàn kết

            d. Đấu tranh thống nhất đất nước

Câu 7. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:

            a. Đại đoàn kết toàn dân

            b. Đại đoàn kết liên minh công- nông.

            c. Đại đoàn kết liên minh công- nông- trí thức

            d. Đại đoàn kết công- nông với các các tầng lớp lao động khác

Câu 8. Chọn đáp án đúng nhất về khái niệm Dân, Nhân dân trong quan điểm Hồ Chí Minh:

            a. Vừa chỉ người Việt cụ thể, vừa chỉ tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân

            b. Người Việt Nam ở trong nước

            c. Kiều bào ở nước ngoài

            d. Những người không theo tôn giáo, tín ngưỡng

Câu 9. Hồ Chí Minh viết:“Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng …. toàn của nhân dân”:

            a. Hợp tác

            b. Trợ giúp

            c. Đoàn kết

            d. Đấu tranh

Câu 10. Theo Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc cần phải đứng trên lập trường:

            a. Giai cấp nông dân

            b. Giai cấp công nhân

            c. Tầng lớp trí thức

            d. Giai cấp tư sản

Câu 11. Theo Hồ Chí Minh điều kiện đại đoàn kết dân tộc là:

            a. Kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc

            b. Có lòng khoan dung, độ lượng với con người

            c. Tin vào nhân dân, tin vào con người.

            d. Cả a, b, c

Câu 12.Theo Hồ Chí Minh điều kiện để thực hiện đại đoàn kết dân tộc cần phải kế thừa truyền thống nào của dân tộc:

            a. Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm

            b. Truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc

            c. Truyền thống lạc quan, mở cửa tiếp thu cái mới

            d. Truyền thống yêu thương con người

Câu 13. Theo quan điểm Hồ Chí Minh tại sao đại đoàn kết dân tộc phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết:

            a. Là giá trị bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn người Việt Nam

            b. Truyền thống được truyền qua các thế hệ con người Việt Nam

            c. Là nguồn sức mạnh vô địch, vô tận để thắng kẻ thù, dân tộc trường tồn

            d. Cả a, b,c

Câu 14. Điền vào chỗ trống: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một … ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước”:

a. Truyền thống đoàn kết

            b. Truyền thống quý báu của dân tộc

            c. Truyền thống nhân nghĩa

            d. Cả 3 đáp án trên

Câu 15. Theo Hồ Chí Minh tại sao phải có lòng khoan dung, độ lượng trong việc thực hiện đại đoàn kết:

            a. Mỗi cá nhân, hay cộng đồng đều hướng thiện

            b. Mỗi cá nhân hay cộng đồng đều có ưu điểm, khuyết điểm

            c. Mỗi cá nhân, hay cộng đồng đều có sai lầm, khuyết điểm

            d. Mỗi cá nhân, cộng đồng đều có ưu điểm, mặt tốt

Câu 16. Lòng khoan dung, độ lượng trong tư tưởng Hồ Chí Minh có thể hiểu:

            a. Là sách lược nhất thời, không phải thủ đoạn chính trị

            b. Không phải là sách lược nhất thời, là một thủ đoạn chính trị

            c. Không phải là sách lược nhất thời, không phải một thủ đoạn chính trị

            d. Cả a,b,c

Câu 17. Để thực hiện tốt khoan dung, độ lượng trong đoàn kết, theo Hồ Chí Minh cần phải xóa bỏ điều gì:

            a. Thành kiến

            b. Khoảng cách

            c. Trù dập lẫn nhau

            d. Nói xấu

Câu 18. Cơ sở để thực hiện khoan dung, độ lượng trong đoàn kết ở Hồ Chí Minh bắt nguồn từ:

            a. Trong mỗi người Việt ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước

            b. Trong mỗi người Việt ai cũng có tinh thần đoàn kết

            c. Trong mỗi người Việt ai cũng giàu lòng nhân ái

            d. Trong mỗi người Việt ai cũng có khát vọng vươn lên

Câu 19. Tại sao theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc phải tin vào dân, dựa vào dân:

            a. Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng

            b. Dân là nền, là gốc, chủ thể của Mặt trận

            c. Dân là sức mạnh vô địch, vô tận của khối đại đoàn kết

            d. Cả a, b, c

Câu 20. Mặt trận dân tộc thống nhất hoạt động theo nguyên tắc nào sau đây?

            a. Nguyên tắc tập trung, dân chủ

            b. Nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đoàn kết ngày càng rộng rãi, bền vững

            c. Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh tự giác

            d. Nguyên tắc tự phê bình và phê bình

Câu 21. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, hình thức của đại đoàn kết dân tộc là:

            a. Mặt trận dân tộc thống nhất

            b. Mặt trận quân sự

            c. Mặt trận ngoại giao

            d. Mặt trân văn hóa

Câu 22. Năm 1941, Mặt trận dân tộc thống nhất có tên gọi  là?

            a. Mặt trận nhân dân phản đế.

            b. Mặt trận Việt Minh.

            c. Mặt trận Liên Việt.

            d. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Câu 23. Hiện nay Mặt trận dân tộc thống nhất có tên gọi  là:

            a. Mặt trận Việt Minh.

            b. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

            c. Mặt trận Liên Việt.

            d. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Câu 24. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc cần phải trên cơ sở Mặt trận dân tộc thống nhất, vì:

            a. Sức mạnh dân tộc chỉ trở thành sức mạnh vô địch khi được tổ chức thành một khối thống nhất.

            b. Toàn dân tộc được giác ngộ mục tiêu chiến đấu chung.

            c. Toàn dân tộc hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn.

            d. Cả a, b, c

Câu 25. Mặt trận dân tộc thống nhất trong quan điểm Hồ Chí Minh được hiểu là nơi quy tụ:

            a. Mọi tổ chức và cá nhân yêu nước

            b. Mọi con dân nước Việt

            c. Người Việt trong nước và kiều bào nước ngoài

            d. Cả a,b,c

Câu 26. Hồ Chí Minh khẳng định nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất là:

            a. Được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công – nông – trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

            b. Được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công- nông- trí thức, đặt dưới sự quản lý của Nhà nước.

            c.Được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công- nông- trí thức, đặt dưới sự tập hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

d. Cả a,b,c

Câu 28. Tại sao giai cấp công nhân và nông dân được Hồ Chí Minh xem là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc:

            a. Là lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết

            b. Trực tiếp sản xuất tất cả tài phú cho xã hội sống

            c. Bị bóc lột nặng nề, chí khí cách mạng bền bỉ nhất.

            d. Cả a, b, c

Câu 29. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, trong mối quan hệ với mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam được hiểu:

            a. Không phải là thành viên, là lực lượng lãnh đạo mặt trận

            b. Là thành viên, không phải lực lượng lãnh đạo mặt trận

            c. Vừa là thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo

            d. Không là thành viên, không là lực lượng lãnh đạo

Câu 30. Đâu không phải quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng?

            a. Vận động, giáo dục, thuyết phục

            b. Nêu gương, lấy lòng chân thành để cảm hóa

            c. Khơi dậy tinh thần tự giác, tự nguyện

            d. Lấy quyền uy để buộc các thành viên khác phải tuân theo.

 

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Câu hỏi trắc nghiệm môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN có đáp án - Chương 5, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?