CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHƯƠNG 4 CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1: Đường lối công nghiệp hóa đất nước hình thành từ Đại hội nào, năm bao nhiêu ?
a. Đại hội II, năm 1951
B. Đại hội III, năm 1960
c. Đại hội IV, năm 1982
d. Đại hội VI, năm 1986
Câu 2: Trước thời kỳ đổi mới, nước ta đã có bao nhiêu năm tiến hành công nghiệp hóa ?
a. 10 năm
b. 15 năm
c. 20 năm
D. 25 năm
Câu 3: Giai đoạn 1975 đến 1985, CNH được thực hiện trên phạm vi nào ?
a. Miền Bắc
b. Miền Nam
C. Cả nước
d. Khu vực đô thị.
Câu 4: Đại hội III (9/1960), Đảng khẳng định tính tất yếu của CNH đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta căn cứ vào cơ sở thực tiễn nào ?
a. Phân tích đặc điểm kinh tế đất nước.
B. Phân tích đặc điểm kinh tế Miền Bắc.
c. Phân tích đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước.
d. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Câu 5: Trong Đại hội V (1982) Đảng xác định: Việc xây dựng và phát triển
CN nặng cần làm ?
a . Thật trọng tâm
b. Thật lớn
C. Có mức độ, vừa sức
d. Thật nhỏ
Câu 6: Quan điểm đúng đắn về công nghiệp hóa được khẳng định nhiều lần trong tất cả các Đại hội của Đảng là ?
A. CNH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.
b. Muốn cải biến tình trạng kinh tế lạc hậu của nước ta, không còn con đường nào khác ngoài con đường công nghiệp hóa.
c. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý.
d. Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
Câu 7: Ngay từ đầu quá trình CNH, Đảng đã xác định ?
a. CNH là nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.
b. CNH là nhiệm vụ cơ bản trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.
c. CNH là nhiệm vụ thiết yếu trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.
D. CNH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.
Câu 8: Đại hội III xác định mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa XHCN là ?
A. Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.
b. Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
c. Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại.
d. Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại.
Câu 9: Quan điểm về ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý được Đảng nêu ra lần đầu tiên tại ?
a. Đại hội III.
b. Đại hội IV.
C Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khóa III)
d. Đại hội V.
Câu 10: Đường lối CNH Đại hội VI được xác định trên cơ sở thực tiễn nào ?
A. Tình hình trong nước và thế giới
b. Tình hình đất nước sau giải phóng miền Nam
c. Tình hình xây dựng CXNH ở miền Bắc
d. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình công nghiệp hóa ở miền Bắc
Câu 11: Công nghiệp hóa của Việt Nam trước đổi mới là CNH theo mô hình kinh tế ?
a. Khép kín, và thiên về phát triển công nghiệp nặng.
B. Khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng.
c. Hướng nội, và thiên về phát triển công nghiệp nặng.
d. Hướng ngoại, và thiên về phát triển công nghiệp nặng.
Câu 12: Đặc trưng của CNH thời kỳ trước đổi mới là?
a. Chủ yếu dựa vào lợi thế lao động, tài nguyên đất đai, nguồn viện trợ
b. Chủ lực CNH là Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước
C. Phân bổ nguồn lực bằng cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp trong một nền kinh tế phi thị trường
d. Tất cả đáp án
Câu 13: Trong quá trình lãnh đạo thực hiện CNH trước đổi mới, chúng ta đã mắc sai lầm ?
a. Nóng vội, muốn nhanh chóng xây dựng thành công CNXH.
b. Giản đơn, chủ quan, duy ý chí.
c. Không quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội.
D. Tất cả đáp án
Câu 14: Tinh thần “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” là của Đại hội mấy ?
a. Đại hội III
b. Đại hội V
C. Đại hội VI
d. Đại hội XII
Câu 15: Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, CNH được Đảng xác định là?
a. Nhiệm vụ quan trọng
b. Mục tiêu chiến lược
C. Nhiệm vụ trung tâm
d. Mục tiêu quan trọng
Câu 16: Đại hội lần thứ V (3/1982) của Đảng đã xác định mặt trận hàng đầu trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH là ?
a. Công nghiệp
b. Nông nghiệp
c. Công nghiệp nhẹ
D. Tất cả đáp án
Câu 17: Tại Đại hội VI (12/1986), Đảng khẳng định các chương trình mục tiêu cần thực hiện trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ?
a. Lương thực; thực phẩm; hàng xuất khẩu.
B. Lương thực - thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu.
c. Lương thực - thực phẩm; hàng tiêu dùng.
d. Lương thực; thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng mây tre đan
Câu 18: Hội nghị Trung ương mấy đã có bước đột phá mới trong nhận thức về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
A. Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khóa VII).
b. Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khóa VI).
c. Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khóa VII).
d. Hội nghị trung ương lần thứ bảy (khóa VIII).
Câu 19 : Đại hội nào Đảng đã đưa ra nhận định quan trọng: ‘Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép nước ta chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước’’ ?
a. Đại hội VII
B. Đại hội VIII
c. Đại hội IX
d. Đại hội XII
Câu 20: Đại hội mấy của Đảng xác định mục tiêu: ‘Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại’’ ?
a. Đại hội VI
b. Đại hội IX
C. Đại hội X
d. Đại hội XII
Câu 21: Trong thời kỳ đổi mới, Đảng nêu mấy quan điểm về CNH, HĐH (Giáo trình 2016) ?
a. 3
b. 4
C. 5
d. 6
Câu 22: Đảng xác định: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới là ?
a. Công việc chủ yếu của Nhà nước.
b. Công việc của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
c. Công việc của thành phần kinh tế tư nhân.
D. Sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.
Câu 23: Thời kỳ đổi mới, Đảng xác định: Phải gắn CNH, HĐH với phát triển?
a. Kinh tế kế hoạch hóa tập trung
b. Kinh tế tư nhân
c. Kinh tế thị trường
D. Kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế
Câu 24: Công nghiệp hóa được tiến hành trong nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung là CNH thời kỳ nào ở Việt Nam ?
A Thời kỳ trước đổi mới.
b. Thời kỳ miền Bắc xây dựng CNXH.
c. Thời kỳ cả nước xây dựng CNXH.
d. Thời kỳ đổi mới.
Câu 25: Trong thời kỳ trước đổi mới, phương thức phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa được thực hiện chủ yếu bằng ?
A. Kế hoạch của Nhà nước.
b. Cơ chế thị trường.
c. Kế hoạch của các doanh nghiệp nhà nước.
d. Kế hoạch của từng địa phương.
Câu 26: Thời kỳ đổi mới, Đảng xác định: Kinh tế Nhà nước giữ vai trò như thế nào trong quá trình CNH, HĐH ?
a. Chỉ đạo
b. Chủ chốt
C. Chủ đạo
d. Chủ yếu.
Câu 27: Quá trình CNH, HĐH, Đảng khẳng định: Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển…?
a. Nhanh và hiệu quả
B. Nhanh và bền vững
c. Bền vững và hiệu quả
d. Tất cả đáp án
Câu 28. Tại Đại hội lần thứ XI (2011) Đảng khẳng định: Công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá và CNH, HĐH gắn với ….?
a. Phát triển kinh tế tri thức
b. Bảo vệ tài nguyên môi trường
C. Phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường
d. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
Câu 29. Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định: Công nghiệp hoá gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và…..?
a. Hội nhập kinh tế khu vực
b. Hội nhập kinh tế thế giới
C. Hội nhập kinh tế quốc tế
d. Hội nhập quốc tế
Câu 30. Xây dựng CNXH ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu:
a. Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh
B. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
c. Nước mạnh, dân giàu, công bằng, dân chủ, văn minh
d. Dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh, dân chủ
Câu 31: Trong thời kỳ đổi mới, phương thức phân bổ nguồn lực để CNH, HĐH được thực hiện chủ yếu thông qua?
a. Các quy luật của thị trường.
B. Kế hoạch của cơ quan hành chính nhà nước.
c. Kế hoạch của các doanh nghiệp nhà nước.
d. Kế hoạch của từng địa phương.
Câu 32: CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN giúp cho?
a. Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cơ bản trong nền kinh tế.
b. Khai thác mọi tiềm năng sẵn có của đất nước.
c. Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Tất cả đáp án
Câu 33: Muốn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế nói chung, cần phải ?
a. Đặc biệt chú trọng phát triển đối ngoại.
B. Gắn CNH, HĐH với hội nhập kinh tế quốc tế.
c. Chú trọng đến xuất khẩu hàng hóa.
d. Gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa.
Câu 34: CNH thời kỳ đổi mới, để tăng trưởng kinh tế, cần chú trọng mấy yếu
tố?
a. 4
B. 5
c. 6
d. 7
Câu 35: Yếu tố nào sau đây giữ vai trò quyết định trong tăng trưởng kinh tế?
a. Vốn
b. Khoa học công nghệ
C. Con người
d. Cơ cấu kinh tế
Câu 36: Để phát triển nguồn lực con người, đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH đất nước cần ?
a. Đặc biệt chú trọng đến điều kiện sống của con người.
b. Đặc biệt chú ý đến những yêu cầu về tinh thần con người.
c. Đặc biệt chú trọng đào tạo công nghệ cao.
D. Đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo.
Câu 37: CNH, HĐH thời kỳ đổi mới, Đảng khẳng định quan điểm: Khoa học và công nghệ là ?
A. Nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
b. Nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
c. Động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
d. Nền tảng chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 38: Để trở thành một nước công nghiệp hiện đại, Việt Nam cần giảm tỷ lệ
lao động trong nông nghiệp và tăng tỷ lệ lao động trong ….?
a. Lâm nghiệp, xây dựng và dịch vụ
b. Lâm nghiệp, ngư nghiệp và dịch vụ
C. Công nghiệp và dịch vụ
d. Tất cả các đáp án
Câu 39. Một trong những định hướng quan trọng của Đảng trong phát triển
CNH, HĐH thời kỳ đổi mới là ?
a. Phát triển nông nghiệp
b. Phát triển lâm nghiệp
C. Phát triển công nghiệp
d. Phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp
Câu 40. Những định hướng của Đảng trong phát triển CNH, HĐH là ?
a. Phát triển công nghiệp
b. Phát triển ngư nghiệp
c. Phát triển khu vực dịch vụ
D. Phát triển công nghiệp và dịch vụ
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Câu hỏi trắc nghiệm môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN có đáp án - Chương 4, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!