Câu hỏi thí nghiệm thực hành môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án

CÂU HỎI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH MÔN SINH HỌC 9 

 

1. ĐỀ

Câu 1

Nêu cách lắp ráp mô hình phân tử ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào ?

 

Câu 2: Vận dụng:

Cho một mạch của đoạn gen có trật tự là các nuclêôtit như sau:

Mạch 2: ....-G-G-X-X-A-A-T-X-A-G-X-A-T-

Dựa vào đoạn mạch trên, tính số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn gen.

 

Câu 3

Trình bày cách làm tiêu bản quan sát mô cơ vân?

 

Câu 4

 Trình bày các đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước thể hiện ở hình dạng và cấu tạo ngoài của ếch?

 

Câu 5

 Thực hành mổ cá chép

Lưu ý cho phần thực hành

- Học sinh phải ghi đầy đủ các nội dung khi thực hiện thực hành và quan sát vào giấy thi

- Trình tự các bước thực hiện từ khâu chuẩn bị

 

2. ĐÁP ÁN

Câu 1

Dụng cụ: Mô hình phân tử ADN được tháo rời. (0,5)

Thực hành:

Lắp một mạch hoàn chỉnh trước đi từ chân đế lên hay đi từ trên đỉnh trục xuống. Phải lắp chặt các khơp để các nuclêôtit không rời ra, lựa chọn chiều cong của các đoạn cho hợp lí đảm bào khoảng cách đều đặn so với trục giữa vừa khớp với chiều lượn của đoạn mạch trên. Lắp mạch thứ 2 cũng lắp bắt đầu từ trên xuống hay từ dưới lên tùy theo dạng xoắn của mạch đã được lắp trước, đảm bảo nguyên tắc bổ sung và có chiều cong tương ứng với đoạn mạch 1.(3)

Hệ quả nguyên tắc bổ sung thể hiện:

Nếu biết trình tự các nuclêôtit ở một mạch, có thể suy ra trình tự nuclêôtit còn lại của ADN. (1)

Do nguyên tắc bổ sung nên trong phân tử ADN;

A=T, G=X (0, 5)

    A+G=T+X(0,5)

\(\frac{{A + G}}{{T + X}} = 1\)

 

Câu 2

Ta có: A­­mạch 1= Tmạch 1 (0,5)

A= Amạch 1 + Amạch 2 (0,5)

Suy ra: A=T= Tmạch 2 + Amạch 2 (1)

A=T= 2+4= 6 (nuclêôtit) (1)

G=X= 4+3 = 7 ( nuclêôtit) (1)

 

Câu 3 Trình bày cách làm tiêu bản quan sát mô cơ vân.

Dụng cụ:

- Kính hiển vi

- Lam- lamen

- Bộ đồ mổ

- Ống nhỏ giọt + đầu bóp cao su

- Dung dịch axit acetic 1%

- Dung dịch sinh lý ( 0.65% Nacl)

- Giấy thấm, khăn lau.

- Vật mẫu: Con ếch hoặc miếng thịt heo còn tươi

Cách làm tiêu bản:

- Chuẩn bị vắp cơ đùi ếch đặt lên lam kính.

- Dùng kim nhọn rạch bao cơ theo chiều dọc bắp cơ.

- Lấy kim mũi mác gạt nhẹ cho các sợi cơ dính vào lam kính.

- Nhỏ một giọt dung dịch sinh lý lên các tế bào cơ.

- Đậy lamen sao cho không co bọt khí và quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại nhỏ trước, sau đó mới chuyển vật kính để quan sát với độ phóng đại lớn hơn. (2)

Để quan sát rõ nhân thì nhỏ một giọt dung dịch axit axẹtic 1% vào một cạnh của lamen. (1)

 

Câu 4: Trình bày các đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước thể hiện ở hình dạng và cấu tạo ngoài của ếch.

+ Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thun nhọn về phía trước.

+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu ( mũi ếch thông với khoang miệng vừa để ngửi vửa để thở).

+ Da trần, phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí.

+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

+ Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt.

+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón ( giống chân vịt).

 

Câu 5:  Thực hành mổ cá chép.

Dụng cụ: Bộ đồ mổ , khay mổ, đinh ghim, bông. Vật mẫu thực hành: Cá chép. (1)

Cách mổ: xác định lỗ hậu môn (9)

- Cắt một vết trước hậu môn và mổ dọc theo bụng cá tới mang, tiếp tục nâng mũi kéo cắt vòng theo nắp mang. Sau đó cắt qua xương sườn, dưới cột sống. Lột bỏ phần vừa cắt để quan sát phần nội quan bên trong. ( học sinh phải nêu cụ thể)

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Câu hỏi thí nghiệm thực hành môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm các nội dung khác các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?