TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG III – TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Thân cây gồm:
A. Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi hoa
B. Chồi ngọn và chồi nách
C. Thân chính, chồi nách, cành, chồi ngọn.
D. Thân chính, cành, chồi lá, hoa.
2. Căn cứ vào cách mọc của thân, người ta chia thân làm 3 loại là:
A. Thân quấn, tua cuốn, thân bò
B. Thân gỗ, thân cột, thân cỏ
C. Thân đứng, thân leo, thân bò
D. Thân cứng, thân mềm, thân bò
3. Thân cây dài ra do đâu?
A. Mô phân sinh ở cành, ở ngọn
B. Chồi ngọn
C. Sự phân chia và lớn lên của các tế bào ở mô phân sinh ngọn
D. Sự lớn lên và phân chia các tế bào ở thân cây
4. Thân to ra do sự phân chia và lớn lên của tế bào ở:
A . Chồi ngọn. B. Chồi nách.
C . Tầng phát sinh. D. Ruột.
5. Nhóm cây thường tỉa cành là:
A. Cây mít, cây xoài, cây mía. B. Cây bạch đàn, cây lúa, cây cà chua
C. Cây bạch đàn, cây xoan, cây đay. D. Cây bưởi, cây bông, cây cà phê.
6. Cây nào dưới đây không có thân củ ?
A. Cây chuối
B. Cây củ đậu
C. Cây su hào
D. Cây khoai tây
7. Dạng thân mọng nước được tìm thấy ở loài thực vật nào dưới đây ?
A. Lá lốt
B. Cau
C. Lê gai
D. Vạn niên thanh
8. Để nhận biết khả năng hút nước và muối khoáng của thực vật, ta nên chọn những cành hoa có bông màu gì ?
A. Màu đỏ B. Màu trắng
C. Màu tím D. Màu vàng
9. Ở thực vật, sự vận chuyển chất nào dưới đây thường diễn ra ngược chiều trọng lực ?
A. Chất hữu cơ và muối khoáng
B. Nước và muối khoáng
C. Chất hữu cơ và nước
D. Nước, chất hữu cơ và muối khoáng
Câu 2: Trình bày thí nghiệm về sự vận chuyển nước và muối khoáng của thân.
Thí nghiệm vận chuyển nước và muối khoáng:
- Cắm một cành hoa vào bình nước màu, để ra chỗ thoáng
- Sau một thời gian quan sát sự thay đổi màu sắc của cánh hoa
- Cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát phần bị nhuộm màu
Câu 3: Chú thích hình: Cấu tạo trong của thân non.
Từ đó cho biết chức năng của mạch rây và mạch gỗ.
Các bộ phận của thân non | Cấu tạo từng bộ phận | Chức năng từng bộ phận | |
Vỏ | Biểu bì | Gồm một lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau | Bảo vệ các phần trong của thân |
Thịt vỏ | Gồm nhiều lớp tế bào lớn hơn. | Tham gia dự trữ | |
Một số tế bào chứa chất diệp lục | quang hợp | ||
Trụ giữa | Một vòng bó mạch | Mạch rây: gồm những tế bào sống vách mỏng | Vận chuyển các chất hữu cơ |
Mach gỗ. Gồm những tế bào có vách hóa gỗ dày, không có chất tế bào | Vận chuyển nước và muối khoáng | ||
Ruột | Gồm những tế bào có vách mỏng | Chứa chất dự trữ |
Câu 4: Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn?
- Lá biến thành gai.
- Thân mọng nước.
CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 5:
Thân gồm những bộ phận nào? Em hãy cho biết thân dài ra do đâu?
- Thân gồm thân chính, chồi nách, cành, chồi ngọn. Thân dài ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dungTrắc nghiệm ôn tập chương III Sinh 6 - Trường THCS Trần Hưng Đạo có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.