Câu hỏi lí thuyết ôn thi HSG môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án

CÂU HỎI LÍ THUYẾT ÔN THI HSG MÔN SINH HỌC 9 CÓ ĐÁP ÁN

 

Câu 1: Hãy trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen:

-Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc một số cặp tính trạng TC tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng lẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

-Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra qui luật di truyền các tính trạng.

 

Câu 2:  Phát biểu nội dung qui luật phân li, phân li độc lập

    a.Nội dung qui luật phân li :Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chuẩn của P

   a. Nội dung: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

 

Câu 3: Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?

   Cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA) hoặc dị hợp (Aa). Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ta dùng phép lai phân tích

*. Phép lai phân tích: là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.

     - Nếu kết qủa phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội .

     - Nếu kết qủa phép lai là phân tính  thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.

 

Câu 4: Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?

      Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới SV, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng 1 kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế

 

Câu 5: Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối(sinh sản hữu tính) biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính.

   a. Biến dị tổ hợp: là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình  khác P.

   b. Loại biến dị này xuất hiện rất phổ biến ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).

   c.Vì ở các loài giao phối trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều loại giao tử. Các loại giao tử này thụ tinh ngẫu nhiên tạo nhiều tổ hợp khác nhau xuất hiện biến dị tổ hợp.

 

Câu 6: Nêu những đặc trưng của bộ NST?

 - Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng

- Bộ NST lưỡng bội ( 2n) : Là bộ NST có chứa các cặp NST tương đồng.

- Bộ NST đơn bội: Là bộ NST trong giao tử  chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng.

- Ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở 1 cặp NST giới tính XX, XY

 - TB của mỗi loài SV có bộ NST đặc trưng về hình dạng và số lượng.

         VD: Ở người 2n = 46

                 Ruồi giấm 2n = 8

 

Câu 7: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào ? Mô tả cấu trúc đó.

a. Cấu trúc: Cấu trúc điển hình của NST biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân bào:

          + Hình dạng: Hình que, hình hạt, hình chữ V. Dài: 0,5 → 50 µm.

          + Đường kính: 0,2 → 2µm.

b. Cấu trúc: Ở kì giữa NST gồm 2 crômatít (NST tử chị em) gắn với nhau ở tâm động chia thành 2 cánh. Tâm động là điểm dính NST vào sợi tơ trong thoi phân bào. Nhờ đó khi sợi tơ co rút trong quá trình phân bào, NST di chuyển về các cực của tế bào. Một số NST còn có eo thứ hai. Mỗi crômatít gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.

 

Câu 8.Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh?

-Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.

-Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hoá.

 

Câu 9: Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?

   a. Ý nghĩa

     - Trong chọn giống: Tính đa dạng ở vật nuôi và cây trồng giúp con người có nhiều điều kiện để chọn và giữ lại những dạng phù hợp nhằm tạo giống mới có năng suất và phẩm chất tốt

     - Trong tiến hóa: tính đa dạng giúp mỗi loài có khả năng phân bố và thích nghi ở nhiều môi trường sống khác nhau làm tăng khả năng đấu tranh sinh tồn của chúng .

   b. Ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính vì :

     - Các loài giao phối trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều loại giao tử, các loại giao tử này thụ tinh ngẫu nhiên tạo nhiều tổ hợp khác nhau xuất hiện  biến dị tổ hợp.

     - Đối với các loài sinh sản vô tính là hình thức sinh sản bằng con đường nguyên phân nên bộ NST, bộ gen ở đời con vẫn giống với bộ NST, bộ gen so với thế hệ bố mẹ

 

Câu 10. So sánh những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân

   a. Những điểm giống nhau:

     - Đều xảy ra các kỳ phân bào.

     - NST đều qua các biến đổi: nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, phân li và tháo xoắn.

     - Lần phân bào II của giảm phân giống  nguyên phân.

     -  Đều là cơ chế nhằm duy trì ổn định bộ NST của loài.

   b. Những điểm khác nhau:

Nguyên phân

Giảm phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai

- Gồm 1 lần phân bào

- Không xảy ra hiện tượng trao đổi NST

- Từ 1 tế bào mẹ (2n) tạo ra 2 tế bào con  (2n)

- Xảy ra ở tế bào sinh dục chín

- Gồm 2 lần phân bào

- Xảy ra hiện tượng tiếp hợp và có thể bắt chéo nhau ( kì đầu I)

- Từ 1tế bào mẹ (2n) tạo ra 4 tế bào con (n)

 

Câu 11: Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài  sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể?

-Nhờ giảm phân giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bộ. Qua thụ tinh giữa giao tử đực và cái,bộ NST lưỡng bộ được phục hồi.

Vậy sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh đảm bảo duy trì ổn định bộ NSt đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.

 

Câu12 . Nêu chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng?

      NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể

 

Câu13 . Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường?

Do rối loạn quá trình điều hòa lượng đường trong máu bởi H Insulin, do vậy người bị bệnh tiểu đường sau khi sử dụng đường trực tiếp, số còn lại lẽ ra phải được tích lũy dưới dạng glicôgen ở gan, nhưng lại bị thải trực tiếp ra ngoài theo nước tiểu.

 

Câu14. Giải thích vì sao trâu, bò đều ăn cỏ nhưng thịt trâu lại khác thịt bò.

Vì ADNcủa trâu khác ADNcủa bò cho nên mặc dù có cùng một nguyên liệu axitamin lấy từ cỏ nhưng dưới khuôn mẫu ADNcủa trâu khác của bò nên đã tổng hợp nên Pr ở trâu và bò khác nhau

 

Câu15. Điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li, phân li độc lập.

*Điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li:

-Bố mẹ phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.

-Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.

-Mỗi tính trạng do một gen qui định

-Số cá thể con lai thu được phải đủ lớn.

*Điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li độc lập:

-Giống điều kiện của qui luật phân li

Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm  tren các cặp NST tương đồng khác nhau tức mỗi gen phải nằm trên 1 NST.

 

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu Câu hỏi lí thuyết ôn thi HSG môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?