A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
- Giới thiệu nhân vật Ông họa sĩ
2. Thân bài
- Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc hoạ thành công hình ảnh những con người lao động bình thường, những con người đang thầm lặng cống hiến cho công cuộc chiến đấu và dựng xây của đất nước. Đọc Lặng lẽ Sa Pa, ta không thể quên nhân vật ông hoạ sĩ - một người am hiểu nghệ thuật và từng trải.
* Ông hoạ sĩ là người có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm và khắc hoạ các nhân vật khác.
- Người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của ông hoạ sĩ để quan sát và miêu tả cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa. Đôi mắt và tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ say mê nghệ thuật đã khiến con người và cảnh sắc Sa Pa hiện lên tuyệt đẹp và đầy chất thơ.
- Nhân vật chính là anh thanh niên được khắc hoạ chủ yếu qua điểm nhìn của người hoạ sĩ già, nhân vật này hiện lên rõ nét và ấn tượng hơn nhờ những suy nghĩ của ông hoạ sĩ.
* Ông hoạ sĩ của Nguyễn Thành Long là người nghệ sĩ khát khao sáng tạo, đam mê nghệ thuật đến cháy bỏng.
- Ông hoạ sĩ già đã lặn lội lên tận Sa Pa để tìm cảm hứng sáng tác, tìm đối tượng nghệ thuật.
- Khi gặp anh thanh niên, sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát sáng tạo trong ông đã bừng dậy khiến ông bối rối xúc động vì ông “đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước...ôi! một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác...”.
- Ông muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút ký hoạ.
* Là người từng trải, ông hoạ sĩ có những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và con người.
- Đối diện với anh thanh niên, ông đã cảm nhận rất sâu sắc vẻ đẹp trong tâm hồn anh “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ...”
- Đứng trước anh thanh niên, ông hoạ sĩ hiểu về “sức mạnh nghệ thuật và sự bất lực của nó”. Ông cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của cuộc sống ở con người trẻ tuổi này và cũng hiểu rất rõ ngôn ngữ của hội hoạ không đủ khả năng để diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của anh, đặc biệt là những suy nghĩ của anh về công việc và cuộc sống.
3. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề
- Gợi mở vấn đề
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận nhân vật Ông họa sĩ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
Gợi ý làm bài:
Nhân vật là nòng cốt, là trụ cột của tác phẩm. Thông qua nhân vật, tác giả gửi gắm chủ đề, tư tưởng, tình cảm, thái độ, tấm lòng của mình vào đó. Nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long tuy chỉ là một nhân vật đứng phía sau nhưng tác giả đã đặt điểm nhìn vào nhân vật này, quan sát và gửi gắm những suy nghĩ về cuộc sống, con người và nghệ thuật.
Nhà văn không dùng cách kể từ ngôi thứ nhất, nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh sắc thiên nhiên đến nhân vật chính trong truyện những suy ngẫm và bình luận.
Ngay từ những phút đầu gặp gỡ người thanh niên, bằng sự trải nghiệm của một nghệ sĩ, ông xúc động đến bối rối vì đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước, khao khát đi tìm: một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác. Với ông, “người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá” bởi những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh, về những điều anh suy nghĩ. “Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác”.
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Nếu như không có những con người sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, vượt qua chính bản thân để cống hiến thì làm sao đất nước đánh thắng được kẻ thù xâm lược? Những xúc cảm và suy tư của người họa sĩ về anh thanh niên và những điều khác ấy đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng nhiều chiều sâu tư tưởng.
Trước những việc làm, suy nghĩ và đặc biệt là sự khiêm tốn, sự ân cần chu đáo, quý khách của người thanh niên trẻ, ông họa sĩ ngỡ trong lồng ngực của mình như có thêm một quả tim nữa. Ông bỗng trẻ lại, thấy thêm yêu cuộc sống, khao khát sống, khao khát sáng tạo mặc dù đã đến tuổi hưu trí và có lẽ đây là chuyến đi thực tế cuối cùng của ông. Ông rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa - mảnh đất thơ mộng, không khí mát mẻ mà trời đất đã ban tặng cho đất nước, con người Việt Nam, song điều làm ông rung động, bối rối hơn cả là cuộc sống và con người Sa Pa có bao điều mới lạ, chất vàng mười còn khuất lấp trong mỗi người lao động bình thường mà chưa ai khai thác. Bởi nghĩ đến Sa Pa - vùng đất lặng lẽ ấy, người ta chỉ nghĩ đến nơi điều dưỡng, nghỉ ngơi. Nhưng trong thực tế trên những triền núi cao quanh năm lặng lẽ, rét giá ấy có biết bao con người đang lao động thầm lặng mà không lặng lẽ. Họ nhiệt tâm, nhiệt tình, hết lòng vì công việc, ngày đêm say mê dâng mật ngọt cho đời. Chính vì lẽ đó mà họa sĩ thấy trăn trở về sức mạnh và sự bất lực của ngòi bút với cuộc đời, con người và mảnh đất Sa Pa này.
Nhân vật ông họa sĩ già là nét đẹp trong cuộc sống, một con người ý thức được vị trí, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng đất nước, là người nhạy cảm trước cái đúng, cái sai, cái đẹp luôn hướng thiện, mong muốn làm điều tốt đẹp cho cuộc sống. Hình ảnh ông cùng các nhân vật khác để lại cho Lặng lẽ Sa Pa những vang vọng, tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của mỗi người.
Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận nhân vật Ông họa sĩ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----