BỘ 2 ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2018-2019
ĐỀ 1:
Câu 1. (2 điểm)
Trình bày giá trị nghệ thuật và nội dung ý nghĩa văn bản “Vượt thác” của Võ Quảng.
Câu 2. (1 điểm)
Em hiểu thế nào là ẩn dụ?
Câu 3. (2 điểm)
Nêu khái niệm về câu trần thuật đơn. Lấy ví dụ.
Câu 4. (5 điểm)
Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình?
------------------------HẾT-----------------------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1.(2 điểm): (Nhận biết)
- Nghệ thuật: Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động.
- Nội dung ý nghĩa văn bản: Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
Câu 2. (1 điểm): (Thông hiểu)
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 3. (2 điểm): (Nhận biết)
- Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C - V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
- Lấy được ví dụ.
Câu 4. (5 điểm):
- Mở bài
- Giới thiệu ông Tiên và tình huống gặp ông Tiên.
- Thân bài: Tả chi tiết ông Tiên
- Ngoại hình
- Là một cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ phúc hậu, da dẻ hồng hào;
- Dáng vẻ ung dung, nho nhã mặc bộ quần áo chùng, ống tay rộng cổ xưa; Tay chống gậy trúc, toàn thân tỏa ánh hào quang;
- Tài năng và tính cách ông Tiên:
- Có phép thần thông, đi mây về gió, thoắt ẩn thoắt hiện;
- Luôn quan tâm theo dõi mọi sự trong nhân gian;
- Xuất hiện kịp thời, dùng phép lạ để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác;
- Thường biến đi sau mỗi lần hoàn thành sứ mệnh.
- Ngoại hình
- Kết bài
- Cảm nghĩ của em về ông Tiên.
ĐỀ 2:
Phần I : (Trắc nghiệm 2,0 đ)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất?
1. Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của văn bản “Vượt thác”?
A. Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bờ sông.
B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông.
C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động.
D. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động con người.
2. Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa của khổ thơ cuối bài “Đêm nay Bác không ngủ”?
A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ.
B. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước.
C. Là Hồ Chí Minh thì không có thời gian để ngủ.
D. Đó chính là lẽ sống “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác.
3. Ý nghĩa của khổ thơ cuối bài thơ “Lượm”?
A. Hướng người đọc suy nghĩ nhiều hơn về sự sống mãi của Lượm trong lòng mọi người.
B. Khẳng định rằng tác giả vẫn nhớ mãi hình ảnh đáng yêu của Lượm.
C. Nhắc mọi người đừng quên một chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi.
D. Khẳng định sự thật đau lòng: Lượm không còn nữa .
4. Câu văn: “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước” có chủ ngữ cấu tạo như thế nào?
A. Danh từ. B. Cụm danh từ. C. Đại từ. D. Động từ.
5. Trong những câu sau, câu nào mắc lỗi thiếu chủ ngữ?
A. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
B. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
C. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
D. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể.
6. Phép tu từ nổi bật trong câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” là gì?
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ.
7. Từ “mồ hôi” trong câu ca dao sau được dùng để chỉ cho sự vât gì?
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
A. Chỉ người lao động. B.Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.
C. Chỉ công việc lao động. D. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả.
8. Mục đích của văn bản miêu tả là gì?
A. Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người. B. Trình bày diễn biến sự việc.
C. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. D. Nêu nhận xét đánh giá.
Phần II: (Tự luận: 7,0 đ)
Câu 1: (2 điểm)
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết câu nào là câu miêu tả và câu nào là câu tồn tại?
“Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắc như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.”
(Ngô Văn Phú)
Câu 2: (6 điểm)
Tả lại quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần I: (Trắc nghiệm - 2,0 đ)
Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | C | C | A | B | B | D | A |
Phần II: ( Tự luận: 8,0 đ)
Câu 1: (2 điểm)
- Dưới gốc tre, tua tủa // những mầm măng. ( 0, 5đ)
VN CN
→ Câu tồn tại..( 0,5đ)
- Măng // trồi lên nhọn hoắc như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.( 0,5đ)
CN VN
→ Câu miêu tả. ( 0,5đ)
Câu 2: ( 6 điểm)
I. Yêu cầu.
- Thể loại: Kể chuyện sáng tạo.
- Nội dung: Một phiên chợ theo tưởng tượng.
- Kĩ năng:
- Tìm hiểu đề kĩ càng.
- Tìm ý, lập ý.
- Lập dàn ý chi tiết với 3 phần cụ thể ( MB - TB - KB ).
- Viết bài hoàn chỉnh
- Đọc và sửa chữa bài.
- Bài văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc, trình bày khoa học.
- Diễn đạt chính xác về câu, dùng từ, ngắt câu đúng, chú ý chính tả.
II. Dàn bài.
- Mở bài.
- Giới thiệu về phiên chợ mà em định tả:
- Thân bài: Miêu tả cụ thể phiên chợ:
- Tả quang cảnh chợ nói chung.
- Các quầy bán hàng: rau, quả, thịt cá, vải vóc, quần áo, gà vịt, ...(đặc điểm của từng quầy bán hàn).
- Tả về người mua hàng.
- Kết bài: Cảm nghĩ của em về phiên chợ đó.
III. Thang điểm.
- Điểm 6,5 - 7: Bài viết tốt, bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ, không sai chính tả, tả có sáng tạo, biết liên tưởng tốt, sử dụng tốt hình ảnh so sánh,...
- Điểm 5 - 6,4: Bố cụ rõ ràng, trình bày khoa học, diến đạt tốt, có thể sai vài lỗi chính tả, có liên tưởng, so sánh nhưng chưa hay,...
- Điểm 3,5 - 4,9: Bố cục rõ ràng, trình bày tương đối khoa học, bài viết còn thiếu nội dung, diến đạt chưa hay, sai nhiều lỗi chính tả,...
- Điểm 2 - 3,4: nội dung và hình thức sơ sài, thiếu sâu sắc.
- Điểm 1 - 2: Nội dung quá sơ sài, hình thức không đảm bảo.
- Điểm 0: Để giấy trắng.