BỘ 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2018-2019
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
A/ PHẦN VĂN:
I. Truyện và kí:
1. Hệ thống hóa những truyện và kí đã học:
1. Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí), Tô Hoài: Truyện đồng thoại, Dế Mèn tự tả chân dung, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và ân hận.
2. Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam), Đoàn Giỏi: Truyện dài, Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau độc đáo.
3. Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh: Truyện ngắn, Tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu của em gái Kiều Phương đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình.
4. Vượt thác (trích Quê nội) Võ Quảng: Truyện dài, Cảnh vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn.
5. Buổi học cuối cùng, An -phông-xơ Đô-đê: Truyện ngắn, Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh của thầy Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng.
6. Cô Tô, Nguyễn Tuân: Kí, Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và sinh hoạt đông vui của con người trên vùng đảo Cô Tô.
7. Cây tre Việt Nam, Thép Mới: Kí, Cây tre - người bạn thân thiết của dân tộc Việt Nam, là một biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.
8. Lòng yêu nước, I-li-a Ê-ren-bua: Kí, Lòng yêu nước tha thiết của tác giả và người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.
9. Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng), Duy Khán: Kí, Bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.
II. Thơ:
1. Đêm nay Bác không ngủ (1951), Minh Huệ- Nguyễn Đức Thái (1927-2003): Tự sự, miêu tả, Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc rộng lớn của Bác Hồ với bộ đội, nhân dân và tình cảm kính yêu cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác.
2. Lượm (1949), Tố Hữu (1920-2002): Miêu tả, tự sự, Bài thơ khắc họa hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn sống mãi với chúng ta.
3. Mưa (đọc thêm- 1967), Trần Đăng Khoa (1958): Miêu tả, Bài thơ miêu tả sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê.
III. Văn bản nhật dụng:
1. Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, Thúy Lan (báo Người Hà Nội): Hơn một thế kỉ, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử.
2. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
3. Động Phong Nha, Trần Hoàng: Động Phong Nha là kì quan thứ nhất. Vẻ đẹp của hang động đã và đang thu hút khách trong và ngoài nước tham quan. Chúng ta tự hào về vẻ đẹp của Phong Nha và những thắng cảnh khác.
B/ TIẾNG VIỆT:
II. Các biện pháp tu từ trong câu:
- So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt; 2 kiểu: So sánh ngang bằng, so sánh không ngang bằng.
- Nhân hóa: Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người; 3 kiểu nhân hóa: Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật, Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật, Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
- Ẩn dụ: Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.
- Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
III. Câu và cấu tạo câu:
1. Các thành phần chính của câu:
- Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ
- Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.
- VN: Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, làm sao? hoặc là gì?, Thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ, Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
- CN: Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái,... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Con gì?..., Thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ, Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
- VD: Trên sân trường, chúng em đang vui đùa.
- Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.
2. Cấu tạo câu:
- Câu trần thuật đơn: Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
- Câu trần thuật đơn có từ là: Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ)...cũng có thể làm vị ngữ.
- Câu trần thuật đơn không có từ là:
- Khi biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.
- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.
- Câu miêu tả: chủ ngữ đứng trước vị ngữ, dùng miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm...của sự vật nêu ở chủ ngữ.
- Câu tồn tại: vị ngữ đứng trước chủ ngữ, dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại hay tiêu biến của sự vật.
- Ví dụ
- Tôi đi về
- Mèn trêu chị Cốc/ là dại.
- Chúng tôi đang vui đùa.
C/ TẬP LÀM VĂN: Dàn bài chung của văn tả cảnh và văn tả người
1/ Mở bài
- Giới thiệu cảnh được tả: Cảnh gì? Ở đâu? Lý do tiếp xúc với cảnh? Ấn tượng chung?
- Giới thiệu người định tả: Tả ai? Người được tả có quan hệ gì với em? Ấn tượng chung?
2/ Thân bài
- Tả cảnh:
- Bao quát: Vị trí? Chiều cao hoặc diện tích? Hướng của cảnh? Cảnh vật xung quanh?
- Tả chi tiết: (Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp)
- Từ bên ngoài vào (từ xa): Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?...
- Đi vào bên trong (gần hơn): Vị trí quan sát? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?...
- Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy (rất gần): Cảnh nổi bật? Từ ngữ hình ảnh miêu tả...
- Tả người:
- Ngoại hình: Tuổi tác? Tầm vóc? Dáng người? Khuôn mặt? Mái tóc? Mắt? Mũi? Miệng? Làn da? Trang phục ?...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
- Tả chi tiết: (Tùy từng người mà tả cho phù hợp)
- Nghề nghiệp, việc làm (Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm...). Nếu là học sinh, em bé: Học, chơi đùa, nói năng...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
- Sở thích, sự đam mê: Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
- Tính tình: Tình yêu thương với những người xung quanh: Biểu hiện? Lời nói? Cử chỉ? Hành động? (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
3/ Kết bài
- Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc: Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân?...
- Tình cảm chung về người em đã tả? Yêu thích, tự hào, ước nguyện?...
- Chú ý:
- Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn.
ĐỀ 2:
I. Văn bản:
1. Đọc, nắm tên tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung và nghệ thuật các văn bản:
- Sông nước Cà Mau, Bức tranh em gái tôi, Vượt thác, Buổi học cuối cùng, Cô Tô, Cây tre Việt Nam, Lòng yêu nước, Lao xao, Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha.
2. Học thuộc lòng và nắm nội dung nghệ thuật các văn bản thơ: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ), Lượm (Tố Hữu).
II. Tiếng Việt:
1. Học, nắm các khái niệm về các biện pháp tu từ : Ẩn dụ,So sánh,Nhân hoá, Hoán dụ.
2. Nắm được các thành phần chính của câu
- Câu trần thuật đơn có từ là.
- Câu trần thuật đơn không có từ là.
3. Nắm tác dụng của các dấu câu:Dấuphẩy,Dấu chấm,Dấuchám hỏi,Dấu chấm than.
III. Tập làm văn:
1. Thế nào là văn miêu tả?
2. Dàn ý của bài văn miêu tả.?
3. Phương pháp tả cảnh?
4. Phương pháp tả người?