BỘ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
MÔN: VẬT LÝ 6
1. Đề Thi Học Kì 2 Trường THCS Đông Hưng B
I-TRẮC NGHIỆM (4đ) (Mỗi câu trả lời đúng 0.5đ)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1:Trong thời gian vật đang nóng chảy, nhiệt độ của vật như thế nào?
A. Luôn tăng B. Luôn giảm
C. Không đổi D. Lúc đầu tăng sau đó giảm.
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ:
A. Sương đọng trên lá cây. B. Sự tạo thành sương mù.
C. Sự tạo thành hơi nước. D. Sự tạo thành mây.
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
A. Trọng lượng của chất lỏng tăng. B. Khối lượng, trọng lượng và thế tích đều tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng. D. Khối lượng của chất lỏng tăng.
Câu 4: Nhiệt kế hoạt động dựa trên cơ sở hiện tượng nào?
A. Dãn nở vì nhiệt. B. Nóng chảy. C. Đông đặc. D. Bay hơi.
Câu 5: Tại sao chỗ nối tiếp của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở ?
A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được.
B. Vì để vậy sẽ lắp được các thanh ray dễ dàng hơn.
C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ dãn nở.
D. Vì chiều dài thanh ray không đủ.
Câu 6 : Trong sự giãn nở vì nhiệt của các khí oxi, khí hiđrô và khí cacbonic thì:
A. Khí hiđrô giãn nở vì nhiệt nhiều nhất . B. Khí oxi giãn nở vì nhiệt ít nhất.
C. Khí cacbonic giãn nở vì nhiệt như hiđrô. D. Cả ba chất giãn nở vì nhiệt như nhau.
Câu 7: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc đồng ?
A. Sự nóng chảy và sự đông đặc. B. Sự nóng chảy và sự bay hơi.
C. Sự bay hơi và sự ngưng tụ. D. Sự bay hơi và sự đông đặc.
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Câu 8: Nước sôi ở nhiệt độ ......................... Nhiệt độ này gọi là ......................... của nước.
II-TỰ LUẬN (6đ)
Câu 9 :(1đ) (1,0 điểm): Tại sao người ta làm đường bêtông không đổ liền thành một dải mà đổ
thành các tấm tách biệt với nhau bằng những khe để trống ?
Câu 10:(3đ)
a. Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
b. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mấy yếu tố? Kể tên những yếu tố đó?
c. Tại sao nói sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt?
Câu 11: (2đ) Tính:
- 20oC bằng bao nhiêu oF?
- 194oF bằng bao nhiêu oC?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
I-TRẮC NGHIỆM (4đ) (Mỗi câu trả lời đúng 0.5đ)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời em cho là đúng nhất
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Đáp án | C | D | C | A | C | D | A |
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống. (0,5đ)
Câu 8: (1) 1000C- (2) nhiệt độ sôi
II-TỰ LUẬN (6đ)
Câu 9: (1,0 điểm): Đường đi bằng bê tông thường đổ thành từng tấm và đặt cách nhau bởi những khe trống để khi nhiêt độ thay đổi thì chúng nở ra hay co lại mà không làm hỏng đường
Câu 10:(3đ)
a) Các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn:
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
b) Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng
c) Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi,nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng
Câu 11:(2đ)
- 20oC = (20 . 1,8oF) + 32oF = 68oF (1đ)
- 176oF = (176 – 32)/1.8 = 80oC (1đ)
2. Đề Thi Học Kì 2 Trường THCS Tân An
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm).
Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D trước phương án đúng trong mỗi câu sau:
(Từ câu 1 đến câu 6)
Câu 1 (0,25 điểm). Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng:
A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên.
B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi.
C. Các chất rắn khác nhau co giãn vì nhiệt khác nhau.
D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít.
Câu 2 (0,25 điểm). Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Đun nhựa đường để rải đường; C. Hàn thiếc;
B. Bó củi đang cháy; D. Ngọn nến đang cháy.
Câu 4 (0,25 điểm). Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây?
A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà.
B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh.
C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng lên cao.
D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.
Câu 5 (0,25 điểm). Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:
A. Vỏ bóng bàn bị nóng mềm ra và bóng phồng lên.
B. Vỏ bóng bàn nóng lên nở ra.
C. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra.
D. Nước nóng tràn qua khe hở vào trong bóng.
Câu 6 (0,25 điểm). Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước là vì:
A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài.
B. Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ thành nước.
C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài.
D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc.
Câu 7(1,5 điểm): Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống
a) Chất rắn, chất lỏng và chất khí đều . . . . . . . . . . . . . khi nóng lên và . . . . . . . . . . . khi lạnh đi.
b) Chất rắn nở vì nhiệt ...........................................chất lỏng, chất khí nở vì nhiệt ................................chất lỏng.
c) Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng ............ vì nhiệt của .............
II. TỰ LUẬN (7 điểm).
Câu 8 (2 điểm). Giải thích tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
Câu 9 (2 điểm). Giải thích tại sao chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa có để một khe hở?
Câu 10 (2 điểm). Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ
a) Xác định trong ròng rọc (1) và ròng rọc (2)
đâu là ròng rọc cố định, đâu là ròng rọc động.
b) Để kéo quả nặng có trọng lượng P = 200N lên cao bằng
hệ thống ròng rọc này thì lực kéo nhỏ nhất là bao nhiêu?
Câu 11 (1 điểm). Khối lượng riêng của một chất lỏng ở 00C là 1000kg/m3. Tính khối lượng riêng của chất lỏng đó ở 300C, biết rằng cứ tăng 10C thì thể tích của chất lỏng đó lại tăng thêm thể tích của nó ở 00C.
***** Hết *****
Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm): Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,25 điểm.
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | B | D | D | C | B |
Câu 7 (1,5 điểm)
a) Chất rắn, chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
b) Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng, chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
c) Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng co dãn vì nhiệt của các chất
(Mỗi cụm từ đúng được 0,25 điểm)
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm |
Câu 8 (2 điểm) | Khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi nước bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài. Có thể gây nguy hiểm cháy nổ hoặc làm bỏng. | 1đ 1đ |
Câu 9 (2 điểm) | Người ta phải chừa khoảng cách giữa chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hoả để khi trời nóng, các thanh ray nở ra sẽ không bị cản trở lẫn nhau, các thanh ray nở ra không bị chồng ép lên nhau hoặc làm lệch đường ray =>gây tai nạn. |
1đ
1đ |
Câu 10 (2 điểm) | a) Ròng rọc cố định là ròng rọc số 1 Ròng rọc động là ròng rọc số 2 b) Vì hệ thống có 1 ròng rọc động nên lực kéo nhỏ nhất để đưa vật nặng lên cao là: F = P/2 = 200/2 =100(N) | 0,5đ 0,5đ
0,5đ 0,5đ |
Câu 11 (1 điểm) | {-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --} |
|
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề kiểm tra chất lượng HK2 môn vật lý 6 có đáp án trường THCS Đông Hưng B năm 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.